tailieunhanh - Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học hoá học 2

Bài viết này tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sinh hóa Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học hóa học 2, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo giáo viên THCS. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 186-197 This paper is available online at DOI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SINH HOÁ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI QUA HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC 2 Nguyễn Thị Chuyển Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai Tóm tắt. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của nước ta sau năm 2015 là dạy học theo hướng tích hợp và phân hoá. Theo đó, các trường cao đẳng Sư phạm đào tạo giáo viên THCS cần đổi mới đào tạo giáo viên có đủ năng lực dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. Đối với chương trình ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên là tích hợp của ba môn Vật lí, Hoá học, Sinh học. Bài viết này tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sinh hóa Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học hóa học 2, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo giáo viên THCS. Từ khóa: Dạy học tích hợp, dạy học hoá học, cao đẳng sư phạm, phát triển năng lực, năng lực dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo hướng dạy học tích hợp là định hướng phù hợp với xu hướng quốc tế và giúp trang bị cho học sinh không chỉ kiến thức, kĩ năng mà cả năng lực để nhanh chóng hội nhập với thế giới đang phát triển và đầy biến động. Theo Đinh Quang Báo [5], để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục Việt Nam cần nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên. Như vậy muốn quá trình dạy học tích hợp đạt hiệu quả mong muốn thì một trong các giải pháp là phải đào tạo được những người giáo viên có năng lực dạy học tích hợp cho học sinh. Trong “Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông” [2] cũng đã quy định: Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải “hiểu rõ về dạy học tích hợp, có khả năng thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, và có khả năng tổ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.