tailieunhanh - Mô hình đào tạo xen kẽ trong các trường sư phạm: Vì sao và như thế nào

Các yếu tố góp phần vào hiệu quả đào tạo, bao gồm cả đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục, dường như vẫn chứa một sự bí ẩn, như một "hộp đen" và người ta cố gắng phân tích sự vận hành của nó để đề xuất các mô hình thử nghiệm trong đào tạo hướng đến hiệu quả đào tạo. Bài viết đề cập đến mô hình đào tạo xen kẽ trong việc phát triển các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm. Mô hình này cũng có thể sử dụng trong đào tạo liên tục. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 50-59 This paper is available online at DOI: MÔ HÌNH ĐÀO TẠO XEN KẼ TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM: VÌ SAO VÀ NHƯ THẾ NÀO? Đỗ Hương Trà Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Các yếu tố góp phần vào hiệu quả đào tạo, bao gồm cả đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục, dường như vẫn chứa một sự bí ẩn, như một "hộp đen" và người ta cố gắng phân tích sự vận hành của nó để đề xuất các mô hình thử nghiệm trong đào tạo hướng đến hiệu quả đào tạo. Bài báo đề cập đến mô hình đào tạo xen kẽ trong việc phát triển các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm. Mô hình này cũng có thể sử dụng trong đào tạo liên tục. Từ khóa: Mô hình đào tạo xen kẽ; sinh viên, chuyển vị didactic. 1. Mở đầu Vấn đề đào tạo giáo viên luôn là câu hỏi đặt ra trong xã hội cũng như với các nhà đào tạo. Đào tạo giáo viên luôn phải giải quyết sự không cân đối, thậm chí là đối lập về tỉ trọng giữa, một bên là các kiến thức học thuật mà các giáo viên cần làm chủ với một bên là sự cần thiết của các kiến thức sư phạm, kiến thức giáo dục bao gồm tổng thể các vấn đề về kĩ năng nghề, về đạo đức, .cũng như mối quan hệ giữa kiến thức học thuật của khoa học cơ bản thuần túy với kiến thức về khoa học giáo dục học trong đào tạo [1]. Ở Pháp, vào năm 1895, Viện sĩ Brunetiere, người phụ trách Tạp chí La Revue des Deux Mondes, đã viết đại ý: giáo viên trẻ của chúng ta không cần phải được dạy kiến thức sư phạm bởi vì chính họ sẽ phát hiện ra nó khi ý thức về phẩm giá của nghề này. Hơn một thế kỉ sau đó, nhiều người vẫn còn coi lời phát biểu này như sự chỉ dẫn trong đào tạo giáo viên. Thế nhưng, xã hội đã thay đổi rất nhiều, kể ngay từ năm 1895: Con người đang chứng kiến một sự gia tốc theo cấp số nhân về các tri thức được sinh ra: ngoài những kiến thức kế thừa từ lịch sử con người cần thiết phải làm chủ thì còn nổi lên những kiến thức mới, lĩnh vực khoa học mới. Con người .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN