tailieunhanh - Sử dụng một số dạng bài tập hoá học hữu cơ trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông
Bài viết trình bày việc sử dụng một số dạng bài tập hóa học hữu cơ để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon ở trường Trung học phổ thông. Nếu xây dựng, lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học hợp lí sẽ hình thành và có tác dụng tốt cho việc phát triển năng lực của học sinh, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 146-150 This paper is available online at DOI: SỬ DỤNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ TRONG DẠY HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Đức Dũng1 , Hoàng Đình Xuân2 , Hà Thị Thoan3 1 Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trung học phổ thông Nguyễn Trãi - Thường Tín, Hà Nội 3 Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên 2 Trường Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh, việc phát triển năng lực có thể được thực hiện bằng những biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp hữu hiệu là sử dụng bài tập trong dạy học hoá học. Nội dung bài báo trình bày việc sử dụng một số dạng bài tập hoá học hữu cơ để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon ở trường Trung học phổ thông. Nếu xây dựng, lựa chọn và sử dụng bài tập hoá học hợp lí sẽ hình thành và có tác dụng tốt cho việc phát triển năng lực của học sinh, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. Từ khóa: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực, giải quyết vấn đề, bài tập phát triển năng lực. 1. Mở đầu Trong xu hướng giáo dục hiện đại, dạy học (DH) theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp, DH tiếp cận năng lực (NL) của người học đang trở thành tâm điểm của nền giáo dục thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã chú ý đến rèn luyện và phát triển NL của người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ). Đã có một số nghiên cứu về việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh như tài liệu [7], [8], [9]. Qua các nghiên cứu trên, để phát triển NLGQVĐ, thông thường giáo viên (GV) đưa học sinh (HS) vào các tình huống có vấn đề (THCVĐ), buộc các em phải giải quyết các vấn đề, qua đó phát triển NLGQVĐ. Tuy nhiên, việc thiết kế THCVĐ đối với hầu hết GV là không dễ dàng, đặc biệt là những GV chưa có
đang nạp các trang xem trước