tailieunhanh - Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài viết này nhằm tìm ra những nguyên nhân cơ bản của việc chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, mở rộng việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu của trường. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 10-14 This paper is available online at DOI: HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đỗ Việt Hùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học không chỉ có nhiều thành tựu lớn về đào tạo mà còn có bề dày truyền thống nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Giáo dục. Tuy nhiên, việc ứng dụng và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ lại có những hạn chế nhất định. Bài viết này nhằm tìm ra những nguyên nhân cơ bản của việc chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, mở rộng việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu của trường. Từ khóa: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. 1. Mở đầu Nhiệm vụ quan trọng nhất của một trường đại học là đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Trường, phục vụ trực tiếp đào tạo đại học và sau đại học. Riêng nghiên cứu nghiên cứu Khoa học giáo dục, Trường đặc biệt chú ý phát triển trên cả các mặt nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai, đây cũng chính là sứ mệnh của Trường đối với xã hội. 2. . Nội dung nghiên cứu Tổng quan về hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Là một trường có nguồn nhân lực khoa học cao của cả nước tính đến tháng 6/2016 Trường có 17 giáo sư, 148 phó giáo sư và 413 tiến sĩ, trên các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Khoa học Trái đất); Khoa học Nhân văn (Ngôn ngữ học và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN