tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam
Nghiên cứu tiến hành điều tra thành phần sâu, bệnh hại 17 loài cây trồng rừng chính trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng, Phi lao, Quế, Luồng, Dầu rái, Bạch đàn camal, bạch đàn lai, Bạch đàn urô, Cao su, Sao đen, Thông caribê, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá và Bồ đề được tiến hành ở sinh thái trong giai đoạn 2012 đến 2015. | Tạp chí KHLN 1/2016 (4257 - 4264) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU, BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHÍNH TẠI VIỆT NAM Phạm Quang Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Bệnh hại, sâu hại, rừng trồng, loài hại chính Điều tra thành phần sâu, bệnh hại 17 loài cây trồng rừng chính trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng, Phi lao, Quế, Luồng, Dầu rái, Bạch đàn camal, bạch đàn lai, Bạch đàn urô, Cao su, Sao đen, Thông caribê, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá và Bồ đề được tiến hành ở 9 vùng sinh thái trong giai đoạn 2012 đến 2015. Kết quả đã ghi nhận 328 loài côn trùng và 132 loài sinh vật gây bệnh, trong đó có 2 loài mới cho khoa học là nấm Calonectria quiqueseptata và tuyến trùng Bursaphelenchus kesiyae gây bệnh cho bạch đàn và thông, 40 loài mới cho khu hệ. Đã xác định được các loài sâu, bệnh hại chính đối với từng loài cây trồng. Diện tích rừng trồng các loài keo là lớn nhất, chiếm khoảng 1,3 triệu ha hiện nay đang bị Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans và Mọt nuôi nấm forni (Euwallacea fornicatus) là những loài gây hại chính và gây hại nghiêm trọng trên nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Diện tích lớn thứ 2 là rừng trồng bạch đàn, với khoảng , loài Ong gây u bướu ngọn và gân lá bạch đàn là loài sâu gây hại chính và Bệnh cháy lá do nấm Calonectria quiqueseptata và Bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là hai bệnh nguy hiểm cho bạch đàn. Diện tích rừng trồng lớn thứ 3 là các loài thông, khoảng , Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus) và Sâu róm 4 túm lông (Dasychira auxutha) là 2 loài sâu hại nguy hiểm và thường gây dịch trên diện rộng cứ 2 hoặc 3 năm xuất hiện 1 lần. Results of a survey of insect pests and diseases of the main forest plantation species in Vietnam Keywords: Diseases, forest plantation, insect pests, major pests Surveillance of insect pests and diseases
đang nạp các trang xem trước