tailieunhanh - Tái cơ cấu công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2015 đến 2020
Tái cơ cấu nền kinh tế VN và các địa phương đang được tiến hành sôi động, nhằm làm cho tổng thể nền kinh tế và kinh tế từng khu vực, từng địa phương phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Tỉnh Hậu Giang đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh những kết quả đạt được tích cực, thì cũng đang bộc lộ các hạn chế,điểm yếu, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm cả xây dựng, được xác định là trụ cột, quyết định sự bền vững của kinh tế tỉnh. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Tái cơ cấu công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 TS. Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Nam Cần Thơ T ái cơ cấu nền kinh tế VN và các địa phương đang được tiến hành sôi động, nhằm làm cho tổng thể nền kinh tế và kinh tế từng khu vực, từng địa phương phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Tỉnh Hậu Giang đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh những kết quả đạt được tích cực, thì cũng đang bộc lộ các hạn chế,điểm yếu, nhất là trong lĩnh vực công nghiệpbao gồm cả xây dựng, được xác định là trụ cốt, quyết định sự bền vững của kinh tế tỉnh. Giai đoạn từ năm 2015- 2020, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và thuỷ sản, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển khu công nghiệp,giá trị gia tăng (VA) của khu vực công nghiệp lên từ 30,6% năm 2010, đạt 34% năm 2015 và 39% năm 2020. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 21%, giai đoạn 2016-2020 là 25%. Từ khóa: Tái cấu trúc kinh tế, tổ chức lại nên kinh tế trung ương, địa phương 1. Giới thiệu Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/ QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm mạnh trên, Hậu giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tốc độ cao so với vùng. Tính bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế 74 10 năm ( 2004- 2013) là 12,38%/ năm. Trong đó, khu vực I: Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm; khu vực II: Công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm; khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm. Giá trị sản xuất (GO theo giá SS 94) tăng bình quân 15,59%; trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,76%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,75%, thương mại - .
đang nạp các trang xem trước