tailieunhanh - Tác động của nghị định 24/2012/NĐ-CP đến giá vàng và tỷ giá tại Việt Nam

Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ của giá vàng và tỷ giá tại Việt Nam trước và sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP (ngày 3/4/2012) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng dựa trên mô hình Tự hồi quy Vec tơ (VAR). | TÀI CHÍNH - Tháng 4/2017 TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ĐẾN GIÁ VÀNG VÀ TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM PGS.,TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ThS. TRẦN ĐOÀN KHÁNH – Nghiên cứu sinh NEU Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ của giá vàng và tỷ giá tại Việt Nam trước và sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP (ngày 3/4/2012) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng dựa trên mô hình Tự hồi quy Vec tơ (VAR). Kết quả thực nghiệm cho thấy, trước khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP, giá vàng tăng lập tức sẽ làm tỷ giá tăng (quan hệ thuận chiều) nhưng sau khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì tỷ giá thậm chí lại giảm ngay tại thời điểm giá vàng tăng (quan hệ nghịch chiều). Như vậy, Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã làm thay đổi bản chất quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng tại Việt Nam. Từ khóa: VAR, Nghị định 24/2012/NĐ-CP, giá vàng, tỷ giá This research evaluates the relationship between gold price and exchange rates in Vietnam before and after the release of the Decree No-24/2012/ND-CP on operation management of gold business based on the vectorial auto regression model (VAR). Empirical results show that before the release of the Decree No-24, increase in gold price led to rise in exchange rates (direct relationship), however, after the Decree No-24 came into effect, this relationship war inversed. Therefore, the Decree No-24/2012/ND-CP has changed the nature of the relationship between gold price and exchange rates in Vietnam. Keyword: VAR, Decree No-24/2012/ND-CP, gold price, exchange rates Ngày nhận bài: 20/2/2017 Ngày chuyển phản biện: 23/2/2017 Ngày nhận phản biện: 25/3/2017 Ngày chấp nhận đăng: 28/3/2017 Cơ sở lý thuyết mô hình VAR Mô hình VAR là một mô hình kinh tế lượng dùng đề xem xét động thái và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một biến số theo thời gian. Trong mô hình VAR, mỗi biến số được giải thích bằng một phương trình chứa các giá trị trễ của chính biến số và các giá trị trễ của các biến số khác. Mô hình VAR thông thường có dạng: Ayt = C(L)yt-1 +

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.