tailieunhanh - Đề xuất quy trình đọc hiểu văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn phổ thông

Bài viết đề xuất quy trình đọc hiểu loại văn bản bản nghị luận nhằm chia sẻ với giáo viên và học sinh cách thức đọc hiểu một văn bản nghị luận. Quy trình gồm ba nội dung cơ bản: Nhận biết các thành phần bề mặt của văn bản, hiểu nội dung và hình thức thể hiện của văn bản, liên hệ văn bản với bối cảnh xã hội lịch sử và vận dụng văn bản vào đời sống. | Đề xuất quy trình đọc hiểu văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn phổ thông TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 114 - 121 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG Phạm Thị Phương Huyền Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Theo dự thảo Chương trình môn Ngữ văn mới, số lượng văn bản nghị luận sẽ gia tăng. Do đó, bài viết này chúng tôi đề xuất quy trình đọc hiểu loại văn bản bản nghị luận nhằm chia sẻ với giáo viên và học sinh cách thức đọc hiểu một văn bản nghị luận. Quy trình gồm ba nội dung cơ bản: Nhận biết các thành phần bề mặt của văn bản; Hiểu nội dung và hình thức thể hiện của văn bản; Liên hệ văn bản với bối cảnh xã hội lịch sử và vận dụng văn bản vào đời sống. Từ khoá: Văn bản nghị luận, đọc hiểu, nhận biết, liên hệ. 1. Đặt vấn đề Chương trình môn Ngữ văn mới sẽ được đưa vào thực hiện trong năm học 2021 - 2022. Những thay đổi của nội dung chương trình sẽ tác động nhiều đến quá trình dạy học. Với mục tiêu xây dựng chương trình theo định hướng năng lực, kết cấu của chương trình Ngữ văn mới sẽ không thiết kế theo trục dọc tức là theo tiến trình văn học mà hướng vào việc hình thành và phát triển năng lực đọc, viết, nói, nghe các kiểu loại văn bản cho học sinh. Những kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học, ngôn ngữ học sẽ được tích hợp vào các hoạt động đọc, viết, nói, nghe và phục vụ trực tiếp cho việc rèn luyện những kĩ năng này một cách hiệu quả. Văn bản đưa vào chương trình sẽ được lựa chọn theo mục đích xã hội, bao gồm ba loại: Văn bản văn học; văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Tỉ lệ giữa ba loại văn bản này sẽ cân đối hơn so với chương trình hiện hành. Vì thế, việc dạy và học theo chương trình Ngữ văn mới sẽ đặt ra yêu cầu cho giáo viên và học sinh là phải nắm thật vững đặc trưng về thể loại của của các kiểu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG