tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của các doanh nghiệp may Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo tiếp cận bảo vệ quyền và lợi ích tại các doanh nghiệp may Việt Nam. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của các doanh nghiệp may Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐINH THỊ HƯƠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2019 2 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thương mại Người hướng dẫn khoa học: 1. Nguyễn Thị Minh Nhàn 2. Mai Thanh Lan Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Thương mại. Vào hồi giờ ngày tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Về mặt khoa học: Thuật ngữ TNXH được chính thức định hình lần đầu vào năm 1953, khi . Bowen công bố cuốn sách với nhan đề “Trách nhiệm của doanh nhân”. TNXH chính là sự phối hợp hài hòa yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế trong các quyết định của DN. Ngày càng có nhiều DN nhận thức rằng TNXH đối với NLĐ có vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Để TNXH đối với NLĐ đạt kết quả như mong muốn, các nhà quản lý cần quan tâm đến quá trình thực hiện một cách khoa học, hệ thống, có chất lượng. Về mặt pháp lý: Nói đến NLĐ là nói đến các quyền cơ bản của NLĐ trong quan hệ lao động được pháp luật thừa nhận, cụ thể tại Việt Nam được quy định tại điều 5 Bộ luật lao động 2012. Ngày nay các quyền của NLĐ ngoài PLLĐ còn được công nhận trong các tiêu chuẩn về TNXH bằng các bộ quy tắc ứng xử về lao động. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN