tailieunhanh - Sự chuyển biến tư tưởng của một số thanh niên yêu nước người Thái về con đường đấu tranh cách mạng ở Sơn La đầu thế kỷ XX

Bài viết đề cập đến sự chuyển biến tư tưởng của một số thanh niên yêu nước người dân tộc Thái ở Sơn La về con đường đấu tranh cách mạng đầu thế kỷ XX, từ đó cho thấy vai trò của Chi bộ Nhà tù Sơn La trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào các dân tộc, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. | Sự chuyển biến tư tưởng của một số thanh niên yêu nước người Thái về con đường đấu tranh cách mạng ở Sơn La đầu thế kỷ XX TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 70 - 78 SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỦA MỘT SỐ THANH NIÊN YÊU NƯỚC NGƯỜI THÁI VỀ CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG Ở SƠN LA ĐẦU THẾ KỶ XX Điêu Thị Vân Anh, Tống Thanh Bình Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài viết đề cập đến sự chuyển biến tư tưởng của một số thanh niên yêu nước người dân tộc Thái ở Sơn La về con đường đấu tranh cách mạng đầu thế kỷ XX, từ đó cho thấy vai trò của Chi bộ Nhà tù Sơn La trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào các dân tộc, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Từ khóa: Chuyển biến tư tưởng, Nhà tù Sơn La, Chi bộ Nhà tù Sơn La, Dân tộc Thái. 1. Đặt vấn đề Quá trình cai trị và bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La dẫn đến sự du nhập một số yếu tố mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nên sự chuyển biến trong đời sống cư dân địa phương; đặc biệt là sự ra đời của Chi bộ Cộng sản Nhà tù Sơn La (12/1939) đã dẫn đến hệ quả mà người Pháp không lường hết được. Được sự giác ngộ của Chi bộ Cộng sản Nhà tù Sơn La một số thanh niên yêu nước người Thái ở địa phương đã trở thành hạt nhân để gây dựng các cơ sở cách mạng, góp phần làm nên thành công Cách mạng Tháng Tám 1945. 2. Nội dung . Khái quát về tỉnh Sơn La đầu thế kỷ XX Sơn La là một trong những tỉnh lớn nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc nước ta, giáp ranh với một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung của Việt Nam và một phần Thượng Lào. Trong nhìn nhận của thực dân Pháp, Sơn La có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Vì thế, ngay sau khi kí hiệp ước Patenôtre năm 1884, Pháp đã mở rộng tấn công đánh chiếm Sơn La. Trên thực tế, nếu chiếm được Sơn La, Pháp có thể làm chủ toàn bộ miền Tây Bắc rộng lớn, trong đó có Điện Biên, Lai Châu - nơi sinh sống .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN