tailieunhanh - Tình hình thương nghiệp tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc (1895-1945)
Thời Pháp thuộc thương nghiệp tỉnh Sơn La phát triển khá chậm chạp. Trên cơ sở nghiên cứu về các vấn đề: Hệ thống các tuyến đường buôn bán, cơ cấu hàng hóa, các loại hình chợ và lực lượng tham gia buôn bán, tác giả đưa ra những nhận xét về thương nghiệp ở Sơn La dưới sự cai trị của người Pháp (1895-1945). | Tình hình thương nghiệp tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc (1895-1945) TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 57 - 63 TÌNH HÌNH THƯƠNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA THỜI PHÁP THUỘC (1895 - 1945) Tống Thanh Bình Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Thời Pháp thuộc thương nghiệp tỉnh Sơn La phát triển khá chậm chạp. Trên cơ sở nghiên cứu về các vấn đề: hệ thống các tuyến đường buôn bán, cơ cấu hàng hóa, các loại hình chợ và lực lượng tham gia buôn bán, tác giả đưa ra những nhận xét về thương nghiệp ở Sơn La dưới sự cai trị của người Pháp (1895 - 1945). Từ khóa: Thương nghiệp Sơn La, thời Pháp thuộc, 1895-1945. 1. Đặt vấn đề Cuối thế kỷ XIX, đầu thế XX, Sơn La là một tỉnh cách biệt với vùng đồng bằng, kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân lạc hậu. Người Pháp ở Sơn La trong nửa đầu thế kỷ chủ yếu phục vụ mục đích cai trị, kiểm soát vùng phía Tây Bắc Việt Nam nên không chú ý nhiều đến hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một số yếu tố mới xuất hiện thời điểm này. Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, bài viết sẽ trình bày về tình hình thương nghiệp tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc, gồm: hệ thống các tuyến đường buôn bán, cơ cấu hàng hóa, các loại hình chợ và lực lượng tham gia buôn bán ở Sơn La. Từ đó, tác giả đi đến nhận xét về thương nghiệp Sơn La thời kỳ này. 2. Nội dung . Các tuyến đường giao thương Để phục vụ việc kiểm soát vùng Tây Bắc và các hoạt động trao đổi, thông thương giữa đồng bằng và miền núi, một trong những lĩnh vực được thực dân Pháp đầu tư xây dựng chính là hệ thống đường bộ. Thời phong kiến, việc đi lại trong và ngoài tỉnh hết sức khó khăn, người dân chủ yếu đi bằng đường thủy theo hệ thống sông Đà rất nguy hiểm vì mưa lũ và nhiều thác ghềnh, bên cạnh đó, hệ thống đường bộ chủ yếu là đường mòn, bám theo địa hình đồi dốc hiểm trở. Vì thế, vùng đất Tây Bắc càng trở nên cách biệt với vùng đồng bằng Bắc Bộ, việc giao lưu, thông thương giữa các địa .
đang nạp các trang xem trước