tailieunhanh - Cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết: Bằng chứng tại Việt Nam

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cấu trúc sở hữu của các công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE) trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết: Bằng chứng tại Việt Nam Trần Thị Hải Lý Đại học Kinh tế TP. HCM Đỗ Thị Bảy Ngân hàng TMCP Á Châu N ghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cấu trúc sở hữu của các công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE) trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Bằng phương pháp ước lượng GMM cho dữ liệu bảng động, tác giả tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước nhưng không có quan hệ với tỷ lệ sở hữu tổ chức và tỷ lệ sở hữu nhà quản lý. Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, tỷ lệ chi trả cổ tức, GMM. 1. Giới thiệu Chính sách cổ tức là một trong các chính sách tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Cổ tức được xem là một khoản phần thưởng dành cho các cổ đông vì giá trị của những khoản đầu tư của họ và rủi ro mà họ phải gánh chịu khi nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. Cổ tức cũng được xem là một phương tiện giám sát hoạt động của doanh nghiệp bởi thông qua tỷ lệ sở hữu của mình, các nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các chính sách cổ tức khác nhau, qua đó làm thay đổi mức độ mâu thuẫn đại diện. Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên chính sách cổ tức bắt nguồn từ lập luận về bất cân xứng thông tin và mâu thuẫn đại diện tồn tại tiềm 72 tàng trong những công ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Để giảm bớt mâu thuẫn này, nhà quản lý công ty nên sở hữu một tỷ lệ đáng kể vốn cổ phần của công ty để từ đó gắn lợi ích của họ với lợi ích cổ đông (Jensen và Meckling, 1976), hoặc nhà quản lý thông qua chính sách cổ tức để giảm bớt vấn đề bất cân xứng thông tin (Bhattacharya, 1979, Miller và Rock,1985), hoặc các nhà đầu tư bên ngoài, thông qua quyền biểu quyết của mình, có thể yêu cầu nhà quản lý thay đổi chính sách cổ tức nhằm giảm vấn đề dòng tiền tự do (Jensen, 1986). Từ những lập luận này, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN