tailieunhanh - Thái độ đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắk Nông
Nghiên cứu nhằm khám phá thái độ của nông dân với phát triển nông nghiệp công nghệ cao để có cơ sở hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả. Phương pháp định tính và định lượng được sử dụng với 750 mẫu khảo sát là nông dân tại Đắk Nông. Kết quả phát hiện nông dân chưa hài lòng với các chính sách hỗ trợ và nguồn cung cấp đầu vào, đồng thời ủng hộ chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao với định hướng tập trung điều chỉnh cách làm hiện nay, sau đó mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Thái độ đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắk Nông Lê Đăng Lăng1 & Lê Tấn Bửu2 1 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc 2 Trường Đại học Kinh tế N ghiên cứu nhằm khám phá thái độ của nông dân với phát triển nông nghiệp công nghệ cao để có cơ sở hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả. Phương pháp định tính và định lượng được sử dụng với 750 mẫu khảo sát là nông dân tại Đắk Nông. Kết quả phát hiện nông dân chưa hài lòng với các chính sách hỗ trợ và nguồn cung cấp đầu vào, đồng thời ủng hộ chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao với định hướng tập trung điều chỉnh cách làm hiện nay, sau đó mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Nghiên cứu cũng phát hiện đối tượng phát biểu về nông nghiệp công nghệ cao nên là người sản xuất nông nghiệp thành công; hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được thể hiện qua tăng năng suất-chất lượng và tăng tiêu thụ-giảm hao phí với công nghệ và nhân khẩu học có ảnh hưởng tích cực còn một số yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng tiêu cực. Những phát hiện này có ý nghĩa góp phần làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong việc nghiên cứu và tổ chức phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho địa phương. Từ khóa: Nông nghiệp công nghệ cao, thái độ của nông dân, Đắk Nông, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nông dân hay doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mới là đối tượng chính trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao? Vấn đề này rất khó có đáp án chuẩn cụ thể vì mỗi quốc gia có lịch sử, đặc tính nhân khẩu học và cách thức tổ chức sản xuất cũng như chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô về nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, dù thế nào thì sản xuất nông nghiệp không thể không có nông dân, đồng thời vấn đề ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả sản xuất thì đối tượng nào cũng cần, nếu có khác nhau chỉ là về mức độ ứng dụng. Riêng với nông dân, không phải ai cũng đủ khả năng nhận thức, đủ nguồn lực đầu tư để ứng dụng công .
đang nạp các trang xem trước