tailieunhanh - Nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên. Xác định những khu vực thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, trượt lở đất trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa phương như Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay của tỉnh Điện Biên thường xảy ra lũ bùn đá cao; trượt lở đất diễn ra mạnh theo các tuyến Mường Lay - Điện Biên, Mường Chà - Mường Nhé. | Nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 19 - 25 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIÊN TAI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN Trần Thị Hằng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên. Xác định những khu vực thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, trượt lở đất trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa phương như Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay của tỉnh Điện Biên thường xảy ra lũ bùn đá cao; trượt lở đất diễn ra mạnh theo các tuyến Mường Lay - Điện Biên, Mường Chà - Mường Nhé. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung xác định nguy cơ xói mòn đất tiềm năng ở Điện Biên, nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông, lâm nghiệp bền vững trong tỉnh. Mức nguy cơ xói mòn mạnh và rất mạnh: chiếm 6,65% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Tủa Chùa, dọc lưu vực sông Đà; Nguy cơ xói mòn trung bình: phần lớn huyện Mường Chà (chiếm 57,64% diện tích toàn tỉnh). Từ đó, chúng tôi xây dựng một số giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai trong khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Thiên tai, xói mòn, lũ bùn, đất trượt. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, xói mòn đất, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nghiên cứu về vấn đề này, ở Tây Bắc đã có các đề tài tiêu biểu như: “Điều tra đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp phòng chống”[2]; “Nghiên cứu đánh giá phân vùng dự báo hiện tượng tai biến trượt lở, nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai Châu, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai”[4]. Phạm vi của các đề tài làcả tỉnh Lai Châu cũ, chưa có nghiên cứu cụ thể dành riêng cho tỉnh Điện vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ GIS trong thành lập mô hình bản đồ trượt lở, xói mòn đất ở tỉ lệ 1:, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng các nguồn tài .
đang nạp các trang xem trước