tailieunhanh - Ảnh hưởng thể nền đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số loài cây ngập mặn trồng tại các đảo vùng biển phía Nam, Việt Nam

Mục đích của nghiên cứu này là xác định được ảnh hưởng của yếu tố thể nền đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của một số loài cây ngập mặn, làm cơ sở cho việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ các đảo, lưu giữ trầm tích, chống sạt lở và tạo môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản, bảo vệ cỏ biển và rạn san hô. Thí nghiệm về thể nền được bố trí trên nền đá, sỏi, san hô theo kiểu thí nghiệm hai nhân tố kiểu lô chính - lô phụ (Split plot), với 3 lần lặp lại. | Tạp chí KHLN Chuyên san/2017 (68 - 77) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: ẢNH HƯỞNG THỂ NỀN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN TRỒNG TẠI CÁC ĐẢO VÙNG BIỂN PHÍA NAM, VIỆT NAM Hoàng Văn Thơi Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng thể nền đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của một số loài cây ngập mặn trồng trên các đảo vùng biển phía Nam, Việt Nam được thực hiện tại đảo Nhất Tự Sơn, Sông Cầu, Phú Yên và Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, từ năm 2010 đến 2013. Đối tượng nghiên cứu là Sú đỏ (Aegiceras floridum), Mắm biển (Avicennia marina), Dà vôi (Ceriops tagal), Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (R. mucronata) và Đâng (R. stylosa). Mục đích của nghiên cứu này là xác định được ảnh hưởng của yếu tố thể nền đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của một số loài cây ngập mặn, làm cơ sở cho việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ các đảo, lưu giữ trầm tích, chống sạt lở và tạo môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản, bảo vệ cỏ biển và rạn san hô. Thí nghiệm về thể nền được bố trí trên nền đá, sỏi, san hô theo kiểu thí nghiệm hai nhân tố kiểu lô chính - lô phụ (Split plot), với 3 lần lặp lại. Diện tích thí nghiệm là (3 thể nền × 5 loài × 3 lần lặp × 35 cây/loài). Nhân tố thể nền là nhân tố phụ được bố trí vào lô chính (thể nền đá, sỏi và san hô); nhân tố loài cây (S) là nhân tố chính được bố trí vào lô phụ. Số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao vút ngọn (H) được đo sau khi trồng 6 tháng, 1 năm, 2 năm và 3 năm; phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá kết quả thí nghiệm. Từ khóa: Thể nền, rừng ngập mặn, vùng biển phía Nam 68 Kết quả sau 3 năm trồng cho thấy tỷ lệ sống của các loài cây thí nghiệm trên dạng thể nền đá (27,8% tại Côn Đảo và 42,2% tại Hòn Nhất Tự Sơn), thể nền sỏi (27,1% tại Côn Đảo và 41,8% tại Hòn Nhất Tự Sơn) tốt hơn, ổn định hơn và khác biệt so với thể nền san hô (20,7% tại Côn Đảo và 35,7% tại Hòn Nhất Tự Sơn); tăng trưởng chiều cao tốt nhất là cây trồng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN