tailieunhanh - Mối quan hệ của thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) với các loài trong rừng tự nhiên ở 3 vùng sinh thái trọng điểm

Nội dung bài viết trình bày mối quan hệ giữa các loài cây trong tự nhiên là cơ sở để nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng hỗn loài. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài là công việc khó khăn, phức tạp, với nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng. Sử dụng phương pháp điều tra ô cây và chỉ số tần suất xuất hiện, để nghiên cứu mối quan hệ giữa Thanh thất với các loài cây bạn, ở 3 địa điểm là Vĩnh Phúc, Quảng Nam và Đồng Nai, kết quả thu được. | Tạp chí KHLN 2/2015 (3808-3813) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: MỐI QUAN HỆ CỦA THANH THẤT (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) VỚI CÁC LOÀI TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở 3 VÙNG SINH THÁI TRỌNG ĐIỂM Phạm Văn Bốn, Phạm Thế Dũng, Nguyễn Văn Thiết Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Từ khóa: Mối quan hệ, Thanh thất, vùng sinh thái. Mối quan hệ giữa các loài cây trong tự nhiên là cơ sở để nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng hỗn loài. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài là công việc khó khăn, phức tạp, với nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng. Sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và chỉ số tần suất xuất hiện, để nghiên cứu mối quan hệ giữa Thanh thất với các loài cây bạn, ở 3 địa điểm là Vĩnh Phúc, Quảng Nam và Đồng Nai, kết quả thu được như sau: Số loài cây xuất hiện cùng với Thanh thất, nhiều nhất là ở Đồng Nai, với 62 loài, Quảng Nam là 48 loài và ở Vĩnh Phúc 47 loài; Nhóm loài rất hay gặp cùng với Thanh thất ở Vĩnh Phúc có 3 loài, ở Quảng Nam và Đồng Nai đều có 2 loài; Nhóm loài hay bắt gặp cao nhất là ở Quảng Nam với 11 loài, 2 địa điểm còn lại đều có 6 loài; Ở Vĩnh Phúc và Quảng Nam, Thanh thất đều xuất hiện cùng với nó ở nhóm rất hay bắt gặp, trong khi ở Đồng Nai Thanh thất hoàn toàn không thấy xuất hiện cùng với nó; Ở cả 3 địa điểm nghiên cứu Thanh thất đều xuất hiện ở tầng trên của tán rừng, chỉ số trung bình và Hvn đều vượt trội so với các loài cây bạn. Relationship between (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) and other species in three main ecological regions in Vietnam Keywords: A. triphysa, ecological region, relation 3808 Relation among species in natural environment is an important basic for studying tree planting technology, especially for establishing mixing plantation. Study of relation between species is a complex process in which many methods have been used. The method of “6 tree plot” and appearing frequency index were used to study the relation of Ailanthus triphysa and other

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    236    0    17-04-2024
20    247    2    17-04-2024
46    184    0    17-04-2024
8    169    0    17-04-2024
5    123    2    17-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.