tailieunhanh - Nghiên cứu về mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non
Bài viết giới thiệu về mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển tại một trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Các phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi đã được sử dụng trên ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên, phụ huynh và người quản lý lớp can thiệp hòa nhập để tìm hiểu lịch sử hình thành, động cơ hình thành mô hình giáo dục hòa nhập, đánh giá, phản hồi và đề xuất cho mô hình giáo dục hòa nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tổ chức lớp can thiệp trong trường mầm non cho trẻ có rối loạn phát triển có những ưu điểm như sự tiện lợi, giảm thời gian và sự vất vả do đưa đón, trẻ có sự thay đổi và tiến bộ nhất định. Tuy vậy mô hình cũng có nhiều hạn chế và khó khăn, đặc biệt là về việc quản lý lớp và việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan | Nghiên cứu về mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non Nghiên cứu về mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non Lê Ánh Nguyệt, Dương Thị Hoài, Phạm Thị Huế, Bùi Thị Kim Xuân, Trần Văn Công Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển (bao gồm các nhóm trẻ rối loạn phát triển trí tuệ, các rối loạn giao tiếp, rối loa ̣n phổ tự kỷ, rố i loa ̣n tăng đô ̣ng giảm chú ý , .) tại một trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Các phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi đã được sử dụng trên ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên, phụ huynh và người quản lý lớp can thiệp hòa nhập để tìm hiểu lịch sử hình thành, động cơ hình thành mô hình giáo dục hòa nhập, đánh giá, phản hồi và đề xuất cho mô hình giáo dục hòa nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tổ chức lớp can thiệp trong trường mầm non cho trẻ có rối loạn phát triển có những ưu điểm như sự tiện lợi, giảm thời gian và sự vất vả do đưa đón, trẻ có sự thay đổi và tiến bộ nhất định. Tuy vậy mô hình cũng có nhiều hạn chế và khó khăn, đặc biệt là về việc quản lý lớp và việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan. Từ khóa: mô hình giáo dục hòa nhập, giáo dục hòa nhập, can thiệp sớm, mầm non, rối loạn phát triển. 1. Đặt vấn đề Sự gia tăng số lượng trẻ rối loạn phát triển, điển hình là trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ kéo theo những thách thức mới, trước hết với gia đình có trẻ rối loạn phát triển, sau đó là nhà trường, xã hội. Việc có con thuộc nhóm rối loạn phát triển đồng nghĩa với việc phụ huynh thêm những mối lo về việc cho con học ở trường nào, làm sao để tăng cường giờ can thiệp cá nhân cho con mà vẫn có giờ học hòa nhập cùng các trẻ khác. Làm sao để con vừa có môi trường hòa nhập tốt, vừa có nơi can thiệp tốt, vừa đảm bảo việc đưa đón thuận tiện, phù hợp với thời gian của phụ huynh, luôn là một .
đang nạp các trang xem trước