tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Luận án với mục tiêu nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu tổng quát dựa trên cơ sở khung lý thuyết về Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất; thực trạng áp dụng Kế toán chi phí môi trường. Từ đó nghiên cứu xây dựng hệ thống Kế toán chi phí môi trường phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam đóng góp cho sự phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề về trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRẦN ANH QUANG KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Mạnh Thiều 2. TS. Bùi Thị Thu Hương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi giờ. ngày. tháng. năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại, gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, chính những áp lực từ sự nhận thức và hiểu biết sâu sắc của khách hàng về hoạt động môi trường ngày càng cao đối với sản phẩm; nhà đầu tư; người lao động, luật bảo vệ môi trường của Chính phủ;. đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường, tiến tới thay đổi hành vi của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là áp dụng bộ máy quản lý môi trường tại DN, nâng cao năng lực tài chính để phát triển hoạt động mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thực tế cho thấy hiện nay ngành sản xuất xi măng là một trong những ngành tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, có tiềm năng hủy hoại môi trường và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN