tailieunhanh - Ebook Mãi mãi là bí ẩn (Tập 12): Phần 1
Ebook Mãi mãi là bí ẩn (Tập 12): Phần 1 mang đến cho các bạn những câu chuyện về các bí ẩn có thật trên thế giới như: Bí mật của thanh kiếm Việt Vương, bí mật của tháp Thông Thiên, bí ẩn khó giải Maixini, bí mật về kho báu của Louis XVI, bí mật thành đá Zimbabwe,. . | MÃI MAI L À B Í Ẩ N NHIỀU TÁC GIẢ Sưu tầm và biên soạn MÃI MÃI LÀ BÍ ẨN (Tập 12) N NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI Bí M ĩ Của VÍ#T VÍ/OTV^Ĩ TRONG NGÔI MỘ SỞ SA TRÙNG TRÊN NÚI VỌNG SƠN TỈNH I l ồ BẮC, NGƯỜI TA ĐÃ ĐÀO ĐƯỢC MỘT THANH BẢO KIẾM ĐÚC BẰNG ĐồNG THAU. KHI ĐƯỢC PHÁT HIỆN, NÓ NẰM ở p h ía BÊN TRÁI BỘ XƯƠNG NGƯỜI TRONG Á o QUAN, CẮM TRONG VỎ KIẾM SƠN ĐEN. KHI RÚT RA LƯỠI KIẾM LÓE SÁNG KHÔNG MỘT CHÚT GỈ, LƯỠI MỎNG SẮC BÉN, THỬ VẠCH TRÊN GIẤY, 20 TỜ GIẤY ĐẢ BỊ CẮT ĐỨT. thanh kiếm dài 55,6cm, thân kiếm dài 45,6cm, chắn ay kiếm rộng 5cm. Thân kiếm trang trí dày đặc văn kỷ hà hình trám màu đen, mặt trái và mặt phải dùng lun ly màu lam và đá ngọc lục tùng khảm nạm thành những hoa văn tinh tế đẹp đẽ, chuôi kiếm quấn bằng sợi dây, đầu kiếm quấn thành hình tròn trong có 11 đường vòng tròn đồng tâm cực kỳ tinh xảo. Một mặt của thân kiếm gần chắn tay có hai hàng minh văn tiểu triện, theo khảo đính của các chuyên gia minh văn là “Việt Vương Câu Tiễn, tự tác dụng kiếm”. Kiếm của vua nước Việt ở miền hạ du Trường Giang vì sao lại xuất hiện trong mộ nước Sở ở trung du Trường Giang? Có người cho rằng đó là đồ cưới của con gái nước Việt khi gả cho nước Sở, vì theo sử sách ghi chép, con gái Việt Vương Câu Tiễn là người thiếp được sủng ái của Sở Chiêu Vương; cũng có người cho rằng kiếm này là chiến lợi phẩm mà nước Sở tịch thu được vì nước Việt sau này đã bị nước Sở tiêu diệt. Thanh kiếm đồng thau Việt Vương Câu Tiễn, không chỉ được đúc một cách tinh xảo, hoa văn đẹp, mà không bị gỉ khi chôn dưới đất hơn hai nghìn bốn trăm năm, vẫn giữ được màu sáng lóng lánh, nguyên nhân hình thành của nó khiến người ta phải suy ngẫm. Qua ghi chép của sử sách về việc đúc đồng thau, cuối thời Xuân Thu, Trung Quốc đã nắm được công nghệ đúc, đúc riêng rẽ từng bộ phận thân kiếm và phụ kiện sau đó dùng hợp kim hàn lại. Lò luyện lúc đó đã dùng kỹ thuật mới bễ da thổi gió. Vậy những chiếc kiếm đồng thau quý và có tiếng này đã được chế tạo và chông gĩ như th ế nào? Năm 1977 và 1978, Bảo tàng tỉnh Hồ
đang nạp các trang xem trước