tailieunhanh - Luận văn Tiến sĩ Luật học: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX

Thông qua nghiên cứu quá trình hình thành phát triển, hình thức và nội dung của pháp luật tố tụng PKVN từ thế kỷ XV – XIX, luận án làm sáng tỏ những thành tựu, giá trị và khả năng tiếp thu, ứng dụng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật tố tụng và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------- ------- HÀ THỊ LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XIX Ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số : 9 38 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: . Nguyễn Thị Việt Hương HÀ NỘI - 2019 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Pháp luật tố tụng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì pháp luật tố tụng luôn có tầm quan trọng đặc biệt để thiết lập một thể chế quyền lực tư pháp nhằm bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị xã hội, duy trì công lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân và những giá trị nhân văn của nhân loại. Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Nhà nước Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013, những chính sách chung từ các kỳ đại hội Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị trung ương, hoạch định cho nền tư pháp và Tòa án trách nhiệm cải tổ toàn diện, từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động tố tụng. Tất cả đều nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo công lý, công bằng, an toàn, an ninh và an sinh xã hội, không chỉ trong nước mà cả ở trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong báo cáo chính trị, Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định:“Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”[1, ]. Nhìn lại hơn ba mươi năm cải cách, đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, pháp luật tố tụng nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung ở Việt Nam đến nay vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập, hạn chế. Thực trạng oan sai trong hoạt động truy tố, điều tra, xét xử làm cho người dân khó tin tưởng vào cán cân công lý, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG