tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng chắn sóng của các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn tại một số tỉnh ven biển miền Bắc
Tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính sóng to gió lớn địa hình trống trải (Thanh Hóa) thì khi trồng Bần chua thuần loài, mật độ 3200 cây/ha có tác dụng cản sóng tốt hơn so với trồng hỗn giao với Đước (87,51% so với 84,49%). Công thức có hệ số cản sóng tốt nhất tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính (Thái Bình) là CT2-2 với 89,60% và thấp nhất là CT2-1 (85,63%). Khi không có RNM thì chiều cao sóng chỉ giảm được 28,3%. | NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHẮN SÓNG CỦA CÁC THÍ NGHIỆM TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC Đoàn Đình Tam Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng TÓM TẮT Sau 3-4 năm trồng, các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn (RNM) trên một số dạng lập địa tại Thái Bình và Thanh Hóa, cây trồng sinh trưởng tốt nhất là các công thức CT1-3; CT2-2; CT32. Hiệu quả chắn sóng của các công thức thí nghiệm đã thể hiện rõ rệt, các công thức cho sinh trưởng tốt nhất cũng cho hiệu quả cản sóng tốt nhất, trên thí nghiệm ngập triều sâu (Thái Bình), công thức có hệ số cản sóng tốt nhất là CT1-3 với 83,69%, thấp nhất tại CT1-2 với 76,18%. Tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính sóng to gió lớn địa hình trống trải (Thanh Hóa) thì khi trồng Bần chua thuần loài, mật độ 3200 cây/ha có tác dụng cản sóng tốt hơn so với trồng hỗn giao với Đước (87,51% so với 84,49%). Công thức có hệ số cản sóng tốt nhất tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính (Thái Bình) là CT2-2 với 89,60% và thấp nhất là CT2-1 (85,63%). Khi không có RNM thì chiều cao sóng chỉ giảm được 28,3%. Các chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn, Doo và Dt có quan hệ thuận chiều với khả năng chắn sóng, cây càng cao, đường kính gốc và đường kính tán càng lớn thì khả năng làm giảm biên độ sóng càng cao. Trong đó, sinh trưởng đường kính tán có khả năng làm giảm biên độ sóng lớn nhất, tiếp đến là chiều cao vút ngọn và thấp nhất sinh trưởng đường kính gốc. Từ khoá: Rừng ngập mặn, Lập địa, Hệ số cản sóng MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất lớn trong việc cố định và ổn định bãi bồi, đặc biệt là tác dụng chắn sóng bảo vệ bờ biển và cộng đồng dân cư ven biển. Có được như vậy là vì các cây ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ cây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và tán lá cây cùng kết hợp để phân tán sức mạnh của sóng, gió. Nhận thức được vai trò đó, từ đầu thế kỷ XX, ở các vùng ven biển phía Bắc đã trồng một số loài cây ngập mặn như Trang (Kandelia obovata) và Bần chua (Sonneratia caseolaris) để chắn sóng bảo vệ đê biển và .
đang nạp các trang xem trước