tailieunhanh - Tiềm năng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020 ở Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng phần mềm REDD Abacus và COMAP dựa trên các số liệu thứ cấp để tính toán phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) giai đoạn 2010-2020. Phân tích cho thấy nếu việc sử dụng đất được thực hiện đúng theo các chiến lược và quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2020 thì Việt Nam sẽ tạo ra một lượng hấp thụ các - bon thuần là 35,7 triệu tấn CO2 tương đương (viết tắt là CO2e)/năm. | Tạp chí KHLN 3/2014 (3451 - 3460) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: TIỀM NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC SỬ DỤNG ĐẤT, THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Ở VIỆT NAM Vũ Tấn Phƣơng1, Đỗ Trọng Hoàn2 và Hoàng Xuân Tý3 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2 Tổ chức Nông Lâm Thế giới tại Việt Nam, 3 Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp TÓM TẮT Từ khóa: Giảm phát thải, lâm nghiệp, khí nhà kính, thay đổi sử dụng đất, sử dụng đất Tiềm năng phát thải khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp được phân tích dựa trên kịch bản sản xuất như thông thường (Business as Usual) trong giai đoạn 2010 - 2020, nghĩa là các phát thải này được tính toán dựa trên các chiến lược và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Nghiên cứu sử dụng phần mềm REDD Abacus và COMAP dựa trên các số liệu thứ cấp để tính toán phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) giai đoạn 2010 - 2020. Phân tích cho thấy nếu việc sử dụng đất được thực hiện đúng theo các chiến lược và quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2010 2020 thì Việt Nam sẽ tạo ra một lượng hấp thụ các - bon thuần là 35,7 triệu tấn CO2 tương đương (viết tắt là CO2e)/năm. Riêng đối với ngành lâm nghiệp, các thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp sẽ tạo ra lượng các - bon hấp thụ thuần là 37,3 triệu tấn CO2e/năm. Giảm phát thải có thể được cải thiện đáng kể nếu thực hiện 9 phương án giảm phát thải và lượng giảm phát thải có thể đạt được của các phương án này là 70,1 triệu tấn CO2e/năm trong giai đoạn này. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với Việt Nam, các giải pháp nhằm tăng cường trữ lượng các bon rừng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các giải pháp giảm phát thải thuần túy dựa vào chống mất rừng. Potential of green house gases emission reduction in land use, land use change and forestry for a period of 2010 - 2020 in Vietnam Keywords: Emission reduction, forestry, green house gases, land use, land use .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.