tailieunhanh - Nghiên cứu nhân giống cây Bương mốc bằng chiết cành và giâm hom cành

Nghiên cứu nhân giống cây Bương mốc bằng chiết cành và giâm hom cành cho thấy chiết cành chét là phương thức nhân giống thích hợp nhất, tuổi cây lấy cành chiết và nồng độ IBA có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra rễ của loài cây này. Chiết cành chét lấy từ cây 1 năm tuổi bằng xử lý IBA 1500 ppm sau 7 ngày có tỷ lệ ra rễ 96,67%, sau 14 ngày có tỷ lệ ra rễ 100% và có chất lượng rễ tốt nhất. Chiết cành chét lấy từ cây 2-3 năm tuổi bằng IBA ppm sau 21 ngày có tỷ lệ ra 75,56%, sau 28 ngày có tỷ lệ ra rễ 80%. Trong khi công thức giâm hom cành lấy từ cây 1 năm tuổi và cây 2-3 năm tuổi tốt nhất là xử lý IBA ppm sau 50 ngày có tỷ lệ ra rễ tương ứng và 42,2%. | NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BƢƠNG MỐC BẰNG CHIẾT CÀNH VÀ GIÂM HOM CÀNH Lê Văn Thành, Nguyễn Bá Triệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu nhân giống cây Bương mốc bằng chiết cành và giâm hom cành cho thấy chiết cành chét là phương thức nhân giống thích hợp nhất, tuổi cây lấy cành chiết và nồng độ IBA có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra rễ của loài cây này. Chiết cành chét lấy từ cây 1 năm tuổi bằng xử lý IBA 1500 ppm sau 7 ngày có tỷ lệ ra rễ 96,67%, sau 14 ngày có tỷ lệ ra rễ 100% và có chất lượng rễ tốt nhất. Chiết cành chét lấy từ cây 2-3 năm tuổi bằng IBA ppm sau 21 ngày có tỷ lệ ra 75,56%, sau 28 ngày có tỷ lệ ra rễ 80%. Trong khi công thức giâm hom cành lấy từ cây 1 năm tuổi và cây 2-3 năm tuổi tốt nhất là xử lý IBA ppm sau 50 ngày có tỷ lệ ra rễ tương ứng là 70% và 42,2%. Từ khóa: Bương mốc (Dendrocalamus velutinus), Chiết cành, Giâm hom cành. ĐẶT VẤN ĐỀ Bương mốc (Dendrocalamus velutinus) là loài cây có thể cao 13-15m, đường kính 2025cm, được người Dao trồng trên sườn và chân núi Ba Vì từ khi họ di cư đến vùng này. Bương mốc cho măng ăn rất ngon, là nguồn thực phẩm quý, có chất lượng cao, năng suất cao hơn tre Bát độ, hơn thế nữa kỹ thuật chăm sóc Bương mốc lại không đòi hỏi thâm canh với cường độ cao như tre Bát độ. Nếu được chăm sóc tốt, một bụi Bương mốc một năm có thể thu 50-100kg măng tươi, giá măng tươi mấy năm gần đây , nên là nguồn sống quan trọng của một bộ phận đồng bào Dao ở hai thôn Yên Sơn, Hợp Nhất và một số địa phương khác xung quanh vùng núi Ba Vì. Hiện nay việc mở rộng diện tích trồng loài cây này rất khó khăn, vì nhân giống bằng thân gốc khó tạo được nhiều giống. Các phương pháp nhân giống khác như nhân giống chiết cành hoặc giâm hom cành chưa được người dân áp dụng. Hơn nữa người dân địa phương cho rằng, chỉ trồng bằng giống nhân từ thân gốc mới cho năng suất cao. Tuy nhiên, nhân giống và trồng bằng giống từ hom cành đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số loài cây cùng chi như: Luồng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN