tailieunhanh - Nghề đan lát Yến Nê đầu thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XX, Yến Nê khá nổi tiếng với nghề thủ công đan lát. Mặc dù chỉ là nghề phụ, song nghề thủ công này đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của thành phố Đà Nẵng, cùng với các làng nghề khác tạo nên bức tranh đa sắc màu của Xứ Quảng - vùng đất được mệnh danh “xứ trăm nghề”. | NGHỀ ĐAN LÁT YẾN NÊ ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Minh Phương1 Tóm tắt: Đầu thế kỷ XX, Yến Nê khá nổi tiếng với nghề thủ công đan lát. Mặc dù chỉ là nghề phụ, song nghề thủ công này đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của thành phố Đà Nẵng, cùng với các làng nghề khác tạo nên bức tranh đa sắc màu của Xứ Quảng - vùng đất được mệnh danh “xứ trăm nghề”. Thông qua bài viết này, chúng tôi đi vào tìm hiểu làng nghề đan lát Yến Nê đầu thế kỷ XX. Qua bức tranh phục dựng, người đọc có được góc nhìn, so sánh với làng Yến Nê hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm gìn giữ, khôi phục làng nghề truyền thống này cũng như việc gìn giữ, khôi phục các làng nghề truyền thống tại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng sâu rộng. Từ khóa: Đan lát; Yến Nê; Làng nghề; Thủ công nghiệp; Đầu thế kỷ XX. 1 . Vài nét về làng Yến Nê đầu thế kỷ XX Làng Yến Nê (nay là thôn Yến Nê) nằm ở phía Đông Bắc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Theo sách Ô Châu cận lục do Tiến sĩ sùng nham hầu Dương Văn An nhuận sắc năm 1553 thì huyện Điện Bàn lúc bấy giờ có 66 làng, trong đó 12 làng thuộc địa phận Đà Nẵng ngày nay bao gồm: Kim Nê, Kim Toại, Liên trì, Hóa Khuê, Quá Giáng, Giang Đông, Túy Loan, Yến Nê, Thạch Bồ, Vân Dương, Cẩm Lệ, Lỗ Giản [1, tr, 38, 39]. Như vậy, Yến Nê là một trong số 12 làng của Đà Nẵng đã có tên từ đầu thế kỷ XVI. Theo sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1775, huyện Hòa Vang bao gồm 3 tổng với 57 xã, ty và giáp. Theo đó, tổng Lệ Sơn gồm 21 xã: Cẩm Nê, Cẩm Toại, Lệ Sơn, Yến Nê, An Trạch, Bồ Bản, Cẩm Hoàn, Bích Trâm, La Bông, Thúy Loan, Phú Sơn, La Bông Tây, Thạch Bồ, Cây Hạm, Phố Luyện, Xuân An, Hương Lam, Diệm Sơn, An Khang, An Phú, Xuân Sơn [4, tr. 106]. Như vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, tên làng Yến Nê vẫn còn duy trì. Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã tiếp xúc với các bậc cao niên trong làng và được biết tiền hiền của tộc Nguyễn Văn và cũng là tiền hiền của làng Yến Nê .