tailieunhanh - Biện pháp phòng chống bão lụt trong nuôi trồng thủy sản

Bài viết đề cập trong những năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Nghệ An đã và đang phát triển đa dạng cả về hình thức và đối tượng nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Tuy nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai và bão lũ luôn xảy ra. Nhằm khắc phục và giảm nhẹ những thiệt hại vào mùa mưa lũ, người nuôi sản cần phải thực hiện tốt một số biện pháp phòng chống thiên tai và bão lũ. | TRANG TIN PHỔ BIẾN KHOA HỌC KỸ THUẬT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Nghệ An đã và đang phát triển đa dạng cả về hình thức và đối tượng nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Tuy nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai và bão lũ luôn xảy ra. Nhằm khắc phục và giảm nhẹ những thiệt hại vào mùa mưa lũ, người nuôi trồng thủy sản cần phải thực hiện tốt một số biện pháp phòng chống thiên tai và bão lũ. 1. Đối với ao nuôi nước mặn Vào mùa mưa bão, người nuôi cần kiểm tra và gia cố lại bờ ao, cống xả tràn và chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước cho ao nuôi khi cần thiết. Rải vôi xung quanh bờ ao phòng nước rửa trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi. Tăng cường thời gian chạy quạt nước tránh thiếu oxy và hiện tượng phân tầng nước ao nuôi. Đồng thời, cần chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi bị mất điện lưới. Kiểm tra và sửa chữa lại hệ thống điện cẩn thận để đảm bảo an toàn khi có gió bão. 2. Đối với ao nuôi nước ngọt Cần kiểm tra và tu bổ lại bờ ao chắc chắn đảm bảo giữ được nước và bờ phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao 0,5m. Cần phát quang những cành, cây xung quanh bờ, để tránh cành lá rơi vào ao làm ô nhiễm ao nuôi. Chuẩn bị cọc tre, cuốc xẻng để gia cố sửa chữa hệ thống bờ, cống, đăng chắn, có lưới chắn phòng tràn bờ gây thất thoát thủy sản nuôi khi mưa to gió lớn. Khi mưa lũ xảy ra: phải tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp như: bón vôi SỐ 9/2013 (1-3 kg/100m2) để ổn định môi trường nước trong ao hoặc có thể thay nước khi cần thiết. Rải vôi xung quanh bờ ao phòng nước rửa trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi. Để giúp thủy sản tăng sức đề kháng tốt, cần bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn. 3. Đối với ruộng lúa kết hợp nuôi cá Để bảo đảm an toàn cho ruộng nuôi, bà con cần gia cố, tu bổ ruộng nuôi và tính thời vụ nuôi cho hợp lý. Ruộng nuôi cần phải có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN