tailieunhanh - Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ xuân hè tại Thừa Thiên Huế

Bài viết trình bày đậu tương là cây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày nên dễ dàng bố trí trong các hệ thống luân canh. Việc nghiên cứu và tìm ra bộ giống tốt phù hợp với điều kiện địa phương là điều kiện quan trọng trong sản xuất cây trồng. Vì vậy nhằm góp phần thúc đẩy phát triển đậu tương ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra một số giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích ứng với vụ Xuân Hè. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG VỤ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Thị Thúy Oanh2, Nguyễn Văn Đức3 1 Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế 2 Lớp Khoa học cây trồng 46, Đại học Nông Lâm Huế 3 Lớp CĐ Khoa học cây trồng 47, Đại học Nông Lâm Huế TÓM TẮT Đậu tương là cây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày nên dễ dàng bố trí trong các hệ thống luân canh. Việc nghiên cứu và tìm ra bộ giống tốt phù hợp với điều kiện địa phương là điều kiện quan trọng trong sản xuất cây trồng. Vì vậy nhằm góp phần thúc đẩy phát triển đậu tương ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra một số giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích ứng với vụ Xuân Hè. Thí nghiệm được thực hiện đối với 6 giống đậu tương bao gồm ĐT26, ĐT51, ĐTDH02, DT96, DT2008 và Cư Jut. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai giống đậu tương DT2008 và ĐT26 có khả năng sinh trưởng khoẻ, thời gian sinh trưởng từ 88-93 ngày, năng suất thực thu lần lượt là 2,48; 2,39 tấn/ha, nhiễm nhẹ với một số sâu bệnh hại chính như dòi đục thân, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ, rỉ sắt, khả năng chống đổ tốt, thích hợp cho vụ Xuân Hè tại Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Thừa Thiên Huế, giống đậu tương, DT2008; ĐT26 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu tương (Glycine max L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đồng thời còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định đạm Rhizobium [3]. Hơn nữa, với ưu thế là cây ngắn ngày, dễ trồng nên đậu tương rất thuận lợi để bố trí trong các hệ thống luân canh cây trồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay diện tích trồng đậu tương ở nước ta có xu hướng giảm qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (2016), diện tích đậu tương năm 2010 là 197,8 nghìn ha với năng suất 1,51 tấn/ha nhưng đến năm 2014 là 110,2 nghìn ha, năng suất giảm còn 1,43 tấn/ha [1]. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN