tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa lý luận và tổng kết kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, để làm căn cứ đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới, với tầm nhìn dài hạn. | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo---------------- PHẠM THU THỦY ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA Học viện Ngân hàng 2. PGS. TS. ĐINH VĂN NHÃ Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội NGƯỜI PHẢN BIỆN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Ngân hàng. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân hàng - Thư viện Quốc gia HÀ NỘI, 2018 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ cấp thiết bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, đứng trước nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” như Việt Nam. Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam chưa tương xứng với đầu tư và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước. Nguồn lực ngân sách nhà nước được phân bổ và sử dụng còn dàn trải, thiếu hiệu quả. Hiệu suất và hiệu quả chi ngân sách thấp. Thứ ba, đã có các nghiên cứu về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, hình thành nên khung lý thuyết để từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Bởi vậy, việc tham gia xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành một cơ chế quản lý chi NSNN phù hợp, nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ ở Việt Nam phát triển vẫn là việc hết sức cần thiết. Đó là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân .
đang nạp các trang xem trước