tailieunhanh - Bài giảng Kỹ thuật lập trình C/C++: Chương 9 - Lê Thành Sách

Bài giảng "Kỹ thuật lập trình C/C++ - Chương 9: Tập tin" cung cấp cho người học các kiến thức: Tại sao phải dùng tập tin, mô hình tập tin, các loại tập tin, các thao tác bắt buộc, đọc và ghi dữ liệu vào tập tin, tập tin văn bản,. nội dung chi tiết. | Bài giảng Kỹ thuật lập trình C/C++: Chương 9 - Lê Thành Sách Chương 09 TẬP TIN Lê Thành Sách Trường Đại Học Bách Khoa Lập trình C/C++ Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Toán 1 © 2016 Nội dung n Tại sao phải dùng tập tin (file)? n Mô hình tập tin n Các loại tập tin n Các thao tác bắt buộc n Đọc và ghi dữ liệu vào tập tin n Tập tin văn bản n Đọc, ghi, đọc và ghi n Tập tin nhị phân n Đọc, ghi, đọc và ghi n Các hàm xử lý tập tin n Các ví dụ n Tổng kết Trường Đại Học Bách Khoa Lập trình C/C++ Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Toán 2 © 2016 Tại sao phải dùng tập tin (file)? n Khi một chương trình kết thúc thực thi, các biến dữ liệu liên quan sẽ bị dọn dẹp khỏi bộ nhớ chính (RAM) của máy tính n => Để dữ liệu không bị chương trình mất đi khi chương trình kết thúc, chương trình cần lưu chúng dưới dạng tập tin (file) vào các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, CD, DVD, . Trường Đại Học Bách Khoa Lập trình C/C++ Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Toán 3 © 2016 Mô hình tập tin n Tập tin là một dãy các bytes dữ liệu, như hình vẽ, kết thúc bằng ký hiệu đặc biệt EOF n EOF (End Of File): là giá trị đặt biệt, không trùng với bất cứ giá trị của byte dữ liệu nào. n EOF: Ký hiệu mà các hàm đọc dữ liệu trả về để cho biết kết thúc tập tin. n (Nhiều hệ thống EOF = -1) EOF 1 2 3 N N bytes dữ liệu của một file ở mức mô hình Trường Đại Học Bách Khoa Lập trình C/C++ Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Toán 4 © 2016 Các loại tập tin n Tập tin văn bản (text) n Các byte trong mô hình tập tin chứa các ký tự đọc được (có nghĩa) bởi con người n Tập tin có thể mở ra để đọc và thay đổi bởi chương trình soạn thảo văn bản như NOTEPAD. n Tập tin nhị phân (binary) n Được tạo bởi chương trình nào đó, không dành cho con người đọc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN