tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu, chọn tạo giống dâu cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung

Ngành sản xuất dâu tằm tơ của nước ta phát triển còn chậm và không ổn định Một trong nguyên nhân chủ yếu là do công lao động sử dụng trong khâu thu hoạch lá dâu và nuôi tằm nhiều nên giá trị ngày công thấp. Để giải quyết khó khăn này cần phải chọn tạo giống dâu mới vừa có năng suất chất lượng lá cao, vừa có khả năng tái sinh tốt để thích ứng với các thời vụ đốn, cắt cành. Xuất phát từ yêu cầu trên tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 trồng bằng hạt thích hợp cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung" và kết quả được trình bày ở bài viết này. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG Lê Quang Tú, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Lương và CS TÓM TẮT Giống dâu lai F1 trồng hạt lưỡng bội thể GQ2 được tạo thành do lai hữu tính gữa giống dâu Q1 có nguồn gốc từ Quảng Tây -Trung Quốc với giống No2 do Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương chọn lọc cá thể từ giống Quảng Đông -Trung Quốc. Giống dâu GQ2 có ưu thế sinh trưởng khỏe, cành nhiều, lá to và dày. Năng suất lá bình quân ở 3 vùng sinh thái đạt 36-38 tấn/ha, cao hơn giống dâu VH13từ15-17%. Khả năng tái sinh khi đốn và cắt cành tốt hơn VH13. Giống dâu GQ2 bị sâu đục thân hại ít hơn nhưng tỷ lệ bệnh bạc thau cao hơn so với VH13. Giống dâu GQ2 thích hợp với vùng Đồng bằng sông Hồng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất dâu tằm tơ thì giống dâu có năng suất chất lượng thích hợp với điều kiện sinh thái có một vị trí quan trọng. Nitescu (theo Hà Văn ) cho rằng 65% tổng chi phí sản xuất kén là sử dụng cho công đoạn sản xuất lá dâu. Vì vậy giống dâu có ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản xuất kén. Từ những năm 75 của thế kỷ trước các nhà khoa học của Việt Nam đã lai tạo ra một số giống dâu mới nhân rộng về các tỉnh như số 7, 11, 12, 28. (2). Từ năm 1995 trở lại đây một số giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt được tạo ra và đưa vào sản xuất như VH13, VH15 (2). Ở vùng Tây Nguyên có các giống dâu lai trồng hom như VA201, TBL03, TBL05 (). Các giống dâu mới ứng dụng trong sản xuất đã góp phần tăng sản lượng kén, nâng cao hiệu quả của sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành sản xuất dâu tằm tơ của nước ta phát triển còn chậm và không ổn định. Một trong nguyên nhân chủ yếu là do công lao động sử dụng trong khâu thu hoạch lá dâu và nuôi tằm nhiều nên giá trị ngày công thấp. Để giải quyết khó khăn này cần phải chọn tạo giống dâu mới vừa có năng suất chất lượng lá cao, vừa có khả năng tái sinh tốt để thích ứng với các thời vụ đốn, cắt cành. Xuất phát từ yêu cầu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN