tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến cây lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đề tài tiến hành thí nghiệm, thí nghiệm gồm có 8 công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, thực hiện trong vụ đông xuân 2014 với mục đích xác định ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm cơ sở đề xuất được dạng phân hữu cơ phù hợp để đạt năng suất lạc và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cải thiện tính chất hóa học đất. Kết quả cho thấy các dạng phân hữu cơ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN HỮU CƠ ĐẾN CÂY LẠC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ Trần Thị Ánh Tuyết1, Hoàng Thị Thái Hòa1, Thái Thị Huyền1, Trần Thanh Đức2, 1 Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế 2 Phòng Đào tạo Đại học, Đại học Nông Lâm Huế TÓM TẮT Thí nghiệm gồm có 8 công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, thực hiện trong vụ đông xuân 2014 với mục đích xác định ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm cơ sở đề xuất được dạng phân hữu cơ phù hợp để đạt năng suất lạc và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cải thiện tính chất hóa học đất. Kết quả cho thấy các dạng phân hữu cơ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Bón phân hữu cơ góp phần tăng năng suất từ 2 đến 4 tạ/ha so với đối chứng, trong đó dạng phân hữu cơ (25% bèo tây + 25% rơm rạ + 50% phân lợn + chế phẩm Trichoderma) cho năng suất lạc cao nhất (19,2 tạ/ha), hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở dạng phân hữu cơ (75% bèo tây + 25% phân lợn + chế phẩm Trichoderma), tăng đ/ha so với đối chứng. Tất cả các công thức có bón phân hữu cơ đều cải thiện tính chất đất tốt hơn so với công thức đối chứng. Từ khóa: Dạng phân hữu cơ, đất xám bạc màu, lạc. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lạc (Arachis hypogaea L.) có vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng diện tích gieo trồng lạc của toàn tỉnh là ha, năng suất đạt chỉ khoảng 19,3 tạ/ha, thấp hơn so với các vùng khác. Đặc biệt trong cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế năng suất lạc ở các vùng trồng lạc trên đất nghèo dinh dưỡng như đất xám bạc màu, đất cát lại còn thấp hơn so với các vùng khác khoảng 10 - 15% [4]. Nguyên nhân có thể là do đất trồng lạc nghèo dinh dưỡng và chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý, trong đó việc sử dụng phân bón không cân đối [3]. Hiện nay, người dân sử
đang nạp các trang xem trước