tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm. Chương 2. Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- Nguyễn Thị Mai Anh KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2018 Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Thương Mại Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Phú Giang 2. . Lê Thị Thanh Hải Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại . Vào hồi giờ ngày . tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, kiểm toán đã và đang có sự thay đổi đáng kể nhằm thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Một trong những thay đổi đó là sự chuyển đổi phương pháp tiếp cận kiểm toán từ các phương pháp tiếp cận truyền thống sang phương pháp tiếp cận rủi ro. Phương pháp tiếp cận rủi ro bắt đầu được một số CTKT lớn áp dụng vào cuối những năm 90 và trở nên phổ biến khi IAASB ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 và ISA 330. Nhiều tác giả (Phil Griffiths, 2005; Knechel, 2007; Prinsloo, 2008; Adam, 2012) đã thực hiện nghiên cứu và cho thấy phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro được nhìn nhận là phương pháp tối ưu và phù hợp với xu thế tất yếu của sự phát triển kiểm toán hiện nay. Tại Việt Nam, phương pháp tiếp cận này chỉ thực sự được chú trọng khi Bộ Tài chính chính thức ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Vì là phương pháp tiếp cận mới nên chưa có nhiều tác giả tại Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống quy trình kiểm toán BCTC theo hướng tiếp cận rủi ro. Mặt khác, thực tiễn hoạt động kiểm toán cũng cho thấy nhiều CTKT, KTV Việt Nam chưa thực sự thành thạo cách tiếp cận này trong quá trình .
đang nạp các trang xem trước