tailieunhanh - Thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn từ Lý thuyết khuếch tán cái mới
Mục đích của bài viết này là sử dụng Lý thuyết khuếch tán cái mới để phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn từ Lý thuyết khuếch tán cái mới Nguyễn Quyết Lê Trung Đạo Ngày nhận: 17/08/2018 Ngày nhận bản sửa: 08/11/2018 Ngày duyệt đăng: 26/12/2018 Mục đích của bài viết này là sử dụng Lý thuyết khuếch tán cái mới để phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu trên 364 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã chỉ ra rằng tính tương hợp, trình độ học vấn của người quản lý và quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động CSR của doanh nghiệp. Ngược lại, tính phức tạp là những yếu tố gây cản trở việc thực hiện CSR của doanh nghiệp. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội (CSR), Lý thuyết khuếch tán cái mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1. Giới thiệu các hoạt động, quy trình của công ty, và nghĩa vụ của các bên liên quan. Carroll (1996) nhận thấy, CSR trong doanh nghiệp gồm có 4 loại trách nhiệm chính, bao gồm trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức, và trách nhiệm từ thiện. Mặc dù tất cả các doanh nghiệp đều có bốn trách nhiệm trên, tuy vậy hầu hết thành phần này không được thực thi một cách đồng đều và đầy đủ (Birch, 2002). Bởi vì, nội hàm của khái niệm CSR khá phức tạp, rộng, mang một quy tắc mở thể hiện mối quan hệ kinh doanh với xã hội và là một khái niệm động (Matten và Crane, 2005; Carroll, 1999). Cùng chủ đề này, Jenkins (2004) thừa nhận rằng hoạt động CSR trong DNNVV ít phổ biến rách nhiệm xã hội (CSR) là chủ đề được nghiên cứu từ những thập niên 1950. Tuy vậy, đến nay khái niệm CSR chưa được hiểu một cách thống nhất và đầy đủ (Weber, 2008). Theo Tổ chức Tư vấn kinh doanh phát triển bền vững thế giới (WBCSD, 2000), CSR được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm có lợi cho người lao động, cho cộng đồng, cũng như phát triển chung của toàn xã hội. .
đang nạp các trang xem trước