tailieunhanh - Urea - Agrotain và phát thải khí nhà kính
Dựa trên giả thuyết là Agrotain có thể làm giảm quá trình thủy phân urea, qua đó cũng có thể giảm phát thải N2O, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của urea 46A+ đến phát thải trên ruộng lúa tại tỉnh Nam Định trong vụ mùa 2014. và vụ Xuân 2015. Kết quả cho thấy, sử dụng urea bọc agrotain có thể giảm được 1,4-31,4% CH4 và 6,242,7% lượng phát thải N2O trong phạm vi thí nghiệm. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM UREA-AGROTAIN VÀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH Nguyễn Văn Bộ1, Mai Văn Trịnh1, Bùi Thị Phương Loan1, Lê Quốc Thanh1, Phạm Anh Cường2, Nguyễn Lê Trang1 1 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2 Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền TÓM TẮT Việt Nam năm 2015 gieo trồng ngàn ha lúa, chiếm tổng diện tích gieo trồng của cả nước. Để đảm bảo năng suất, nông dân đã sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó có 2,2 triệu tấn phân urea, chưa kể lượng phân đạm lớn chứa trong phân DAP và NPK các loại. Do hiệu quả sử dụng phân đạm thấp, xung quanh 45-50% nên một phần không nhỏ phân đạm bị mất dưới dạng NH3 và các oxyt nitơ, trong đó có N2O một loại khí nhà kính nguy hiểm, có hệ số ấm lên toàn cầu tới 298 lần so với CO2. Các thí nghiệm sử dụng urea 46A+ (Golden-N® hoặc đạm vàng) có thể tiết kiệm được ít nhất 30% phân đạm với hầu hết các loại cây trồng. Dựa trên giả thuyết là Agrotain có thể làm giảm quá trình thủy phân urea, qua đó cũng có thể giảm phát thải N2O, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của urea 46A+ đến phát thải trên ruộng lúa tại tỉnh Nam Định trong vụ mùa 2014 và vụ Xuân 2015. Kết quả cho thấy, sử dụng urea bọc agrotain có thể giảm được 1,4-31,4% CH4 và 6,242,7% lượng phát thải N2O trong phạm vi thí nghiệm. Từ khóa: Agrotain, urea 46A+, đạm vàng, phát thải KNK, CH4, N2O I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), hiện nay có 6 loại khí nhà kính (KNK), gồm hơi nước (H20), điôxít cácbon (CO2), oxit nitơ (N20), mêtan (CH4), ozone (O3) và chlorofluorocacbon (CFC). Tuy nhiên, trong nông nghiệp, 3 loại KNK được quan tâm nhất là C02: 45%, CH4: 44% và N20: 11%, trong đó phát thải từ canh tác lúa là 57,5%; 21,8% từ đất; 17,2% từ chăn nuôi; 3,5% từ đốt phụ phẩm nông nghiệp, đốt đồng cỏ Trong trồng trọt, lượng phát thải KNK từ ruộng lúa là 20 tấn C02/ha, mía 28 tấn C02/ha, đậu tương 17 tấn C02/ha, sắn 12 tấn C02/ha, lạc 10 tấn C02/ha, ngô 7 tấn C02/ha Các khí nhà .
đang nạp các trang xem trước