tailieunhanh - Đánh giá khả năng kháng sâu đục quả của các dòng đậu tương biến đổi gen

Nội dung bài viết trình bày việc nghiên cứu chuyển gen kháng sâu soycry1Ac vào giống đậu tương Williams 82 bằng phương pháp Agrobacterium. Kết quả đã tạo ra các dòng biến đổi gen thế hệ T4. Các dòng này được phân tích Southern blot để xác định sự hiện diện của gen soycry1Ac và phân tích ELISA để định lượng sự biểu hiện của protein cry1Ac. Tổng cộng 26 dòng T4 mang gen soycry1Ac có biểu hiện protein cry1Ac trong khoảng từ 358,18 to 672,63 ng/g lá tươi. Các dòng này được tính kháng sâu đục quả trong điều kiện tự nhiên ở nhà lưới. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG SÂU ĐỤC QUẢ CỦA CÁC DÒNG ĐẬU TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN Trần Thị Cúc Hòa1, Trần Thanh Hải1, Hà Minh Luân1, Nguyễn Trần Hải Bằng1, Lâm Thái Duy1, Đồng Thanh Liêm1, Phạm Thu Dung1, Hồ Thị Huỳnh Như1 và Phạm Thị Hường1 1 Viện Lúa ĐBSCL TÓM TẮT Sâu hại là tác nhân chủ yếu làm giảm năng suất đậu tương. Để phòng trừ sâu hại đậu tương, sử dụng giống kháng là biện pháp hiệu quả. Khi các phương pháp truyền thống chọn tạo giống đậu tương kháng sâu không thành công, phương pháp chuyển nạp gen đã được áp dụng trên thế giới. Theo hướng này, chúng tôi đã nghiên cứu chuyển gen kháng sâu soycry1Ac vào giống đậu tương Williams 82 bằng phương pháp Agrobacterium. Kết quả đã tạo ra các dòng biến đổi gen thế hệ T4. Các dòng này được phân tích Southern blot để xác định sự hiện diện của gen soycry1Ac và phân tích ELISA để định lượng sự biểu hiện của protein cry1Ac. Tổng cộng 26 dòng T4 mang gen soycry1Ac có biểu hiện protein cry1Ac trong khoảng từ 358,18 to 672,63 ng/g lá tươi. Các dòng này được thử nghiệm tính kháng sâu đục quả trong điều kiện tự nhiên ở nhà lưới. Kết quả ghi nhận 9 dòng có tỷ lệ sâu đục quả gây hại dưới 1% so với giống đối chứng không biến đổi gen bị hại 34,25%. Từ khóa: chuyển nạp gen, đậu tương biến đổi gen, kháng sâu, sâu đục quả đậu tương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản lượng đậu tương nước ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, hàng năm phải nhập khẩu số lượng lớn khô dầu đậu tương. Trong năm 2013, lượng khô dầu đậu tương nhập khẩu lên đến 3 triệu tấn (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014). Để tăng sản lượng đậu tương, tăng năng suất là giải pháp chủ yếu vì khó mở rộng thêm diện tích, trong khi năng suất đậu tương ở nước ta rất thấp, hiện chỉ đạt 1,48 tấn/ha (Tổng cục Thống kê/website) so với năng suất bình quân thế giới là 2,6 tấn/ha (FAOSTAT, 2014). Sâu hại là yếu tố quan trọng nhất làm giảm năng suất đậu tương. Ở Việt Nam, các sâu hại chính trên đậu tương gồm ruồi đục thân (Melanagromyza sojae), sâu đục quả .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN