tailieunhanh - Đánh giá tác động của giống và chế độ tưới tới việc giảm thiểu tác hại của mặn hóa do biến đổi khí hậu tại Trà Vinh thuộc ĐBSCL
Đề tài nhằm nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật hợp lý và giống chịu mặn là yêu cầu cấp bách nhằm thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại cho canh tác lúa cho vùng khó khăn, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong điều kiện các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, suy thoái. Chiến lược tiết kiệm nguồn vật tư đầu vào như giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón bằng cách sử dụng các loại phân thế hệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thất thoát. Giảm nước tưới kết hợp sử dụng các giống lúa chịu mặn sẽ được ưu tiên thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho vùng nghiên cứu. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIỐNG VÀ CHẾ ĐỘ TƯỚI TỚI VIỆC GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA MẶN HÓA DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TRÀ VINH THUỘC ĐBSCL Trương Thị Kiều Liên1, Chu Văn Hách1, Nguyễn Văn Bộ2, Nguyễn Thị Thanh Tuyền1, Đinh Thị Hải Minh1, Võ Thị ThảoNguyên1, Chu Thị Hồng Anh1, Lê Thị Hồng Huệ1, Nguyễn Thị Hồng Nam1 1 Viện Lúa ĐBSCL, 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trong mùa khô diện tích nhiễm mặn đã lên đến 50% diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Khoảng ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 và hơn ha lúa có nguy cơ bị nước mặn xâm nhập nặng nề, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre và Hậu Giang. Vùng đất nhiễm mặn (phèn) ở bán đảo Cà Mau, ven biển và vùng ven sông Cửu Long ở hạ lưu, ước tính hơn 1,4 triệu ha đã và ngày càng trở nên khó khăn chính cho ĐBSCL do tác động kép nước biển dâng của biến đổi khí hậu và thiếu nước do đập thủy điện thượng nguồn. Đất mặn tác hại đến sản xuất lúa do nhiều nguyên nhân ngoài độ mặn do Na+ thì còn bị ảnh hưởng bởi nhiễm phèn sắt, nhôm, ngộ độc hữu cơ, thiếu P và Zn Các vùng đất trồng lúa được xem là khó khăn ở ĐBSCL có xu hướng mở rộng diện tích và gia tăng mức độ khó khăn trong tương lai. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật hợp lý và giống chịu mặn là yêu cầu cấp bách nhằm thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại cho canh tác lúa cho vùng khó khăn, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong điều kiện các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, suy thoái. Chiến lược tiết kiệm nguồn vật tư đầu vào như giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón bằng cách sử dụng các loại phân thế hệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thất thoát giảm nước tưới kết hợp sử dụng các giống lúa chịu mặn sẽ được ưu tiên thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho vùng nghiên cứu. Mục tiêu: - So sánh hiệu quả chế độ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và duy trì nước ngập .
đang nạp các trang xem trước