tailieunhanh - Hiệu quả của quy trình quản lý cây trồng tổng hợp áp dụng cho cây cà phê ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày hệ thống sản xuất cà phê vẫn tiềm ẩn yếu tố kém bền vững do tình trạng sử dụng lãng phí và chưa hợp lý các nguồn tài nguyên và vật tư đầu vào. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho cà phê để phổ biến ra sản xuất là rất quan trọng, đặc biệt với tình tình giá cả bấp bênh, môi trường canh tác suy thoái và chi phí sản xuất ngày càng cao. Các mô hình ICM áp dụng cho cây cà phê cho thấy: Ngoài việc năng suất vườn cây tăng nhẹ khoảng 10%, lợi nhuận do áp dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp tăng lên đến 20% so với đối chứng. Quy trình ICM còn được áp dụng cho các mô hình tái canh và kết quả cho thấy rất có triển vọng. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP ÁP DỤNG CHO CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM Lê Ngọc Báu, Phan Việt Hà, Hồ Thị Thúy Hằng, Hoàng Hải Long và ctv. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Với sản lượng hàng năm hơn 1,7 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,6 tỷ USD, cà phê được coi là một trong những cây trồng chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất cà phê vẫn tiềm ẩn yếu tố kém bền vững do tình trạng sử dụng lãng phí và chưa hợp lý các nguồn tài nguyên và vật tư đầu vào. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho cà phê để phổ biến ra sản xuất là rất quan trọng, đặc biệt với tình tình giá cả bấp bênh, môi trường canh tác suy thoái và chi phí sản xuất ngày càng cao. Các mô hình ICM áp dụng cho cây cà phê cho thấy: ngoài việc năng suất vườn cây tăng nhẹ khoảng 10%, lợi nhuận do áp dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp tăng lên đến 20% so với đối chứng. Quy trình ICM còn được áp dụng cho các mô hình tái canh và kết quả cho thấy rất có triển vọng. Đây là xu hướng mới trong sản xuất để hướng đến một nền canh tác cà phê bền vững hơn trong tương lai. Từ khóa: cà phê, quản lý cây trồng tổng hợp, ICM, canh tác bền vững. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2015, diện tích cà phê cả nước là 641 ngàn ha, gồm hai loại chính là cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica), trong đó diện tích cà phê vối chiếm trên 95% tổng diện tích được trồng. Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ và vùng miền núi phía Bắc. Tây Nguyên được xem là vùng trọng điểm cà phê của nước ta với diện tích trên 550 ngàn ha, chiếm tỷ lệ khoảng 90% diện tích và sản lượng hàng năm đạt trên 90% tổng sản lượng của cả nước. Năm 2014, sản lượng cà phê nước ta đạt hơn 1,7 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,6 tỷ USD (Cục Trồng trọt, 2015). Tuy có sản lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu cao nhưng hệ thống sản xuất vẫn tiềm ẩn yếu tố kém bền vững do tình trạng sử dụng lãng phí và chưa hợp lý .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.