tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915

Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915”. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ hè thu 2014 và đông xuân 2014-2015 tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 7 nghiệm thức và được nhắc lại 3 lần. Để nắm rõ hơn về nội dung chi tiết mới các bạn cùng tham khảo. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT VÀ MÙI THƠM TRÊN 2 GIỐNG LÚA OM121 VÀ OM9915 Vũ Tiến Khang1, Đinh Thị Hải Minh1, Võ Thị Thảo Nguyên1, Từ Văn Dững2, Nguyễn Thành Phước2, Phạm Ngọc Tú1. 1 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 2 Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất và mùi thơm trên 2 giống lúa OM121 và OM9915”. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ hè thu 2014 và đông xuân 2014-2015 tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 7 nghiệm thức và được nhắc lại 3 lần. Chi tiết của các nghiệm thức trong thí nghiệm như sau: T1. Đối chứng (không bón phân); T2: 120 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T3: 100 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha. T4: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; T5: 80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O+ 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha; T6: 60 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha /ha; and T7: 40 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha. Kết quả phân tích về chất lượng và mùi thơm của 2 giống lúa cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức bón phân trong thí nghiệm ở cả 2 vùng sinh thái khác nhau. Đối với năng suất lúa của các nghiệm thức có bón phân NPK và HCRR có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (T1). Kết quả thí nghiệm đã tìm ra được công thức phân bón cho hai giống lúa OM121 và OM9915 ở nghiệm thức T4:80 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O/ha hoặc nghiệm thức T6: 60 Kg N + 40 Kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha; có năng suất cao và hiệu quả kinh tế trên đất phù. Còn trên vùng đất mặn ở Long Phú, Sóc Trăng tìm ra được công thức phân bón cho cả hai giống lúa OM121 và OM9915 ở nghiệm thức T4: 80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha hoặc nghiệm thức T5: 80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O + 6 tấn phân hữu cơ rơm rạ/ha đã cho năng suất và hiệu quả cao .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.