tailieunhanh - Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
Bài viết chỉ ra một số bài học quan trọng dành cho Ngân hàng Trung ương (NHTW) trong việc điều hành CSTT phi truyền thống nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính thực sự có hiệu quả. | THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu Phạm Đức Anh Trần Thị Thúy An Ngày nhận: 02/04/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/04/2018 Cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ bong bóng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 đã gây ra nhiều xáo trộn nghiêm trọng đối với kinh tế Anh: Lạm phát hàng năm liên tục vượt mục tiêu 2%, tăng trưởng sản lượng giảm mạnh so với giai đoạn trước, tỷ lệ thất nghiệp không có dấu hiệu cải thiện, năng suất lao động sụt giảm. Nhằm giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn trên, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã triển khai một loạt biện pháp chính sách tiền tệ (CSTT) phi truyền thống gồm: (1) Tăng cường hỗ trợ thanh khoản; (2) Chương trình mua tài sản (APF); (3) Đề án tài trợ để cho vay (FLS); (4) Định hướng mục tiêu. Thông qua phân tích quá trình triển khai loạt biện pháp đặc biệt trên cũng như đánh giá hiệu quả mà chúng đem lại, bài viết chỉ ra một số bài học quan trọng dành cho Ngân hàng Trung ương (NHTW) trong việc điều hành CSTT phi truyền thống nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính thực sự có hiệu quả. Từ khóa: chính sách tiền tệ phi truyền thống; ngân hàng trung ương; nới lỏng định lượng; khủng hoảng tài chính 1. Sự cần thiết thực hiện chính sách tiền tệ phi truyền thống © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X hông thường, NHTW có thể điều hành CSTT theo hướng giảm dần lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi lãi suất chính sách tiệm cận về 58 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 mức 0%, khó khăn của CSTT truyền thống bắt đầu xuất hiện, đó là lãi suất danh nghĩa không thể mang giá trị âm. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái và lãi suất chính sách đã tiệm cận 0%, kết quả của động thái giảm phát sẽ khiến lãi suất thực tăng, tạo áp lực giảm sản lượng, theo đó tỷ lệ lạm phát suy giảm. Kết quả là, cả sản lượng và lạm phát đều giảm mạnh. Mặt khác, theo lập luận của Chu Khánh Lân (2017), việc NHTW điều chỉnh giảm lãi suất mục tiêu về tiệm
đang nạp các trang xem trước