tailieunhanh - Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng hồng Hạc Trì - Phú Thọ

Nội dung đề tài được thực hiện để góp phần phát huy tiềm năng của một trong số những giống hồng quý của Vùng miền núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện tuyển chọn các cá thể ưu tú hồng Hạc Trì tại Phú Thọ và đề xuất công nhận làm cây đầu dòng phục vụ nhân giống phát triển sản xuất, Nghiên cứu thực hiện trên giống hồng Hạc Trì tại Phú Thọ từ năm 2011-2014. Sử dụng phương pháp chọn cá thể: Dựa trên các đặc điểm về kiểu hình chọn ra các cá thể tốt rồi tiếp tục chọn các cây đầu dòng theo tiêu chuẩn định sẵn. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG HỒNG HẠC TRÌ – PHÚ THỌ Hà Quang Thưởng, Hán Thị Hồng Ngân, Đỗ Thế Việt, Hán Thị Hồng Xuân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồng là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới, quả ngon và bổ. Thành phần hóa học của quả thay đổi tùy theo giống, độ chín và tuổi cây. Quả hồng chứa 10 – 16% đường, trong đó chủ yếu là fructose, đường glucose rất ít nên có thể dành cho ăn kiêng. Ngoài ra trong quả chín còn chứa vitamin C, PP, B1, B2, caroten, hợp chất hữu cơ có sắt và tanin. Ở Việt Nam, hồng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và vùng cao của miền Nam (Đà Lạt). Miền Bắc có nhiều giống hồng quý và mang tên khác nhau theo từng địa phương như: Hồng ngâm Lạng Sơn, hồng Ngâm Hạc Trì, hồng Ngâm Thạch Thất, hồng ngâm Nhân Hậu, hồng Quản Bạ, hồng Việt Cường, hồng Bắc Kạn, hồng Nhân hậu, hồng Lục Yên Cây hồng đã và đang có đóng góp không nhỏ trong thu nhập của người dân nhiều địa phương đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc phát triển bền vững cho cây hồng còn gặp khá nhiều khó khăn, như: sản phẩm quả không đồng đều về chất lượng, năng suất thiếu ổn định mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là chất lượng giống chưa được tốt và đồng đều. Để góp phần phát huy tiềm năng của một trong số những giống hồng quý của Vùng miền núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện tuyển chọn các cá thể ưu tú hồng Hạc Trì tại Phú Thọ và đề xuất công nhận làm cây đầu dòng phục vụ nhân giống phát triển sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu: Giống hồng Hạc Trì tại Phú Thọ. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2011 – 2014. . Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bình tuyển cây đầu dòng: Sử dụng phương pháp chọn cá thể: Dựa trên các đặc điểm về kiểu hình chọn ra các cá thể tốt rồi tiếp tục chọn các cây đầu dòng theo tiêu chuẩn định sẵn. + Sơ đồ tuyển chọn như sau: Đánh giá hình thái Điều tra hiện trạng Đánh giá sinh trưởng, năng suất Chọn lọc, đánh dấu, lập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN