tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau mua bán sáp nhập tại Việt Nam 2005-2016
Bài viết tập trung phác thảo những nét cơ bản và đặc trưng nhất của các thương vụ M&A trong vòng 20 năm trở lại đây, xoay quanh số lượng, giá trị và một số khía cạnh khác như vấn đề đổi mới sáng tạo hay vai trò của các nhà tạo lập chính sách. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau mua bán sáp nhập tại Việt Nam 2005- 2016 Lương Minh Hà Nguyễn Minh Chi Ngô Trần Vân Khanh Ngày nhận: 19/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 02/04/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 Mặc dù là hoạt động khá mới tại thị trường Việt Nam nhưng M&A (mua bán sáp nhập doanh nghiệp) đã thu hút được một lượng lớn các nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả tập trung phác thảo những nét cơ bản và đặc trưng nhất của các thương vụ M&A trong vòng 20 năm trở lại đây, xoay quanh số lượng, giá trị và một số khía cạnh khác như vấn đề đổi mới sáng tạo hay vai trò của các nhà tạo lập chính sách. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu vẫn còn dư địa tương đối lớn và việc đánh giá hiệu quả của các thương vụ M&A đang nằm trong số cần được khai phá. Tính đến tháng 3/2018, nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy công trình nào thực sự dành trọng tâm đánh giá hiệu quả các thương vụ M&A tại Việt Nam trên diện rộng. Thực tế này có thể được lý giải do đặc thù của việc đánh giá một hoạt động kinh doanh không thể tiến hành trong ngắn hạn. Cụ thể, đối với các thương vụ mua bán sáp nhập, để mang tính tổng quát và đại diện, thì số lượng thương vụ phải đủ lớn. Hơn thế nữa, các thương vụ phải hoàn tất với thời gian đủ dài để kết luận trở nên xác đáng hơn. Trong bài viết, tác giả lựa chọn các thương vụ diễn ra từ 2003 đến 2018, với thời gian đánh giá ít nhất là trên một năm cho mỗi thương vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tỷ lệ cổ phần chuyển nhượng trong thương vụ là dưới 35%, khả năng thành công của thương vụ đó thấp hơn nhiều so với trường hợp nếu sở hữu một lượng cổ phần đủ để đạt quyền phủ quyết trong doanh nghiệp bên bán. Thêm vào đó, các thương vụ sáp nhập có khả năng thành công cao hơn các thương vụ mua lại và nếu bên mua là công ty nội địa thì tỷ lệ thành công cao hơn bên mua là công ty ngoài Việt Nam. Từ khóa: M&A; mua bán- sáp nhập doanh nghiệp; hiệu quả sau M&A © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 49 Tạp chí Khoa học & Đào
đang nạp các trang xem trước