tailieunhanh - Luật bình đẳng giới (2007-2017): Thực tiễn và kinh nghiệm 10 năm thực hiện

Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã ký kết tham gia “Công ước Liên Hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” và ký kết thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới. Bài viết phân tích, luận giải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới. Đồng thời, làm sáng tỏ thực trạng công tác bình đẳng giới sau giai đoạn ban hành luật; từ đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác bình đẳng giới sau 10 năm ban hành luật bình đẳng giới (2007-2017). | Luật bình đẳng giới (2007-2017): Thực tiễn và kinh nghiệm 10 năm thực hiện LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI (2007 ­ 2017): THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM 10 NĂM THỰC HIỆN ThS. NGUYỄN VĂN ĐỒNG Giám đốc, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng Quốc tế Vietcess Email: Tóm tắt: Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã ký kết tham gia “Công ước Liên Hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” và ký kết thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới. Bài viết phân tích, luận giải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới. Đồng thời, làm sáng tỏ thực trạng công tác bình đẳng giới sau giai đoạn ban hành luật; từ đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác bình đẳng giới sau 10 năm ban hành luật bình đẳng giới (2007­2017). Từ khóa: bình đẳng giới; công tác bình đẳng giới; luật bình đẳng giới. 1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới (BĐG) được thể hiện bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật chuyên về BĐG, tạo nền tảng pháp lý cho việc thực thi và đảm bảo đạt mục tiêu BĐG trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Ngoài ra, mục tiêu BĐG đã trở thành một mục tiêu xuyên suốt đặt ra trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật khác ở nước ta. Luật BĐG đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29/10/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Việc ra đời của Luật BĐG đánh dấu một bước tiến vượt bậc về chủ trương, chính sách và tạo cơ sở pháp lý cho việc cụ thể hóa cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước về đảm bảo BĐG thực chất trong các lĩnh vực của đời .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN