tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Aleurocybotus indicus david & Subramaniam) tại Đồng bằng Đông Cửu Long
Đề tài được nghiên cứu với nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa. Nội dung bao gồm 1 thí nghiệm về đánh giá khả năng gây hại của bọ phấn trắng đối với một số giống lúa trồng phổ biến ở ĐBSCL và thí nghiệm về canh tác như: Ảnh hưởng của các mức phân bón; chế độ tưới tiêu; mật độ sạ; phương pháp sạ cấy; quản lý rơm rạ và quản lý cỏ dại đến biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỌ PHẤN TRẮNG HẠI LÚA (Aleurocybotus indicus David & Subramaniam) TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Võ Thị Bích Chi, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Xuân, Hồ Thanh Nhàn, Phạm Văn Lam và Nguyễn Thị Lộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, bọ phấn trắng (hay còn gọi là rầy phấn trắng) Aleurocybotus indicus David & Subramaniam lần đầu được tìm thấy tại Satara, Ấn Độ năm 1966 (Alam, 1989); chúng được xác định là dịch hại chính trên lúa ở Fanaye và N Diaye, Senegal và ở Niger năm 1977 và có thể làm thất thu năng suất đến 80% (Abdou, 1992). Tại Việt Nam, bọ phấn trắng gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu 2010 như Long An, An Giang, Tây Ninh với diện tích là ha (Bộ NN & PTNT, 2010). Tác hại do bọ phấn trắng gây ra là làm cho lá lúa bị vàng và gây hiện tượng lép hạt. Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “siết” chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị quấn sát vào nhau làm cho hạt bị lép và kết quả bước đầu đã xác định loài bọ phấn trắng này có tên khoa học là Aleurocybotus sp., thuộc họ Aleyrodidae (Nguyễn Văn Liêm, 2010). Bọ phấn trắng đã gây hại trên cây lúa với quy mô và mật độ ngày càng gia tăng, do đó chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera: Aleyrodidae) từ 2011 đến 2015 nhằm tìm ra các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa hiệu quả tại Đồng bằng sông Cửu Long. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Vật liệu - Đối tượng nghiên cứu: bọ phấn trắng hại lúa Aleurocybotus indicus David & Subramaniam. - Địa điểm nghiên cứu: các thí nghiệm được thực hiện tại thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang, mô hình được thực hiện tại 2 tỉnh: Long An và An Giang. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2015. - .
đang nạp các trang xem trước