tailieunhanh - Khai thác và phát triển một số nguồn gen bưởi trụ, bưởi đường, bưởi quế dương
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cải thiện tình hình sản xuất bưởi ở một số địa phương có giống đặc sản, trung tâm tài nguyên thực vất và Viện KHKTNN Nam Trung bộ đa thực hiện đề tài khoa học về đánh giá và sử dụng 3 giống bưởi bản địa trong gia đoạn 2012-2015. Kết quả của đề tài là đã điều tra bổ sung và hoàn thiện mô tả thực vật học, qua đó đã tuyển chọn các cây đầu dòng được các Sở NN và PTNT công nhận và xây dựng các vườn giống S0, S1 phục vụ cho việc cung cấp giống chuẩn đến người sản xuất. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGUỒN GEN BƯỞI TRỤ, BƯỞI ĐƯỜNG, BƯỞI QUẾ DƯƠNG Vũ Mạnh Hải1, Nguyễn Hữu Hải2, Nguyễn Khắc Quỳnh2, Vũ Văn Tùng2, Trần Văn Luyện2 1 Viện KHNN Việt Nam 2 Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Nhằm góp phần cải thiện tình hình sản xuất bưởi ở một số địa phương có giống đặc sản, trung tâm tài nguyên thực vất và Viện KHKTNN Nam Trung bộ đa thực hiện đề tài khoa học về đánh giá và sử dụng 3 giống bưởi bản địa trong gia đoạn 2012-2015. Kết quả của đề tài là đã điều tra bổ sung và hoàn thiện mô tả thực vật học, qua đó đã tuyển chọn các cây đầu dòng được các Sở NN và PTNT công nhận và xây dựng các vườn giống S0, S1 phục vụ cho việc cung cấp giống chuẩn đến người sản xuất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh đã đưa vào xây dựng quy trình chăm sóc tổng hợp, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất ở các địa phương khác nhau. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưởi Đường trồng tại xã Hiệp Thuận Phúc Thọ, bưởi Quế Dương trồng tại xã Cát Quế - Hoài Đức của thành phố Hà Nội và giống bưởi Trụ trồng tại xã Quế Trung -Nông Sơn -Quảng Nam là các giống đặc sản lâu đời tại địa phương, khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt, đóng góp đáng kể cho kinh tế hộ gia đình. Mặc dù vậy, người dân vẫn chủ yếu trồng tự phát, thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, chưa chú ý phòng trừ sâu, bệnh nên đang có biểu hiện giống bị thoái hoá, năng suất, chất lượng không đồng đều, chưa khai thác đầy đủ tiềm năng của giống. Bảo tồn và phát triển các nguồn gen có giá trị và quý hiếm là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng để đảm bảo và duy trì an ninh lương thực của mỗi quốc gia. Bài học kinh nghiệm là muốn bảo tồn được các nguồn gen quý hiếm phải gắn với phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung, đề tài: “Khai thác và phát triển một số giống bưởi Trụ, bưởi Đường, bưởi Quế Dương”, do vậy, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, đáp .
đang nạp các trang xem trước