tailieunhanh - Kết quả đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu của các dòng, giống lúa nhập nội từ IRRI

Bài viết trình bày rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stål) là một trong những đối tượng dịch hại quan trọng ở Việt Nam. Để phòng từ rầy nâu thì biện pháp sử dụng giống chống chịu là biện pháp có hiệu quả, giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học. Để lai tạo, tuyển chọn được giống lúa chống chịu rầy nâu, việc đánh giá tính chống chịu rầy nâu của các dòng giống lúa đóng vai trò quan trọng. Kết quả đánh giá lúa nhập nội từ IRRI cho thấy có 18 dòng/giống kháng cao (điểm 0-3), 42 dòng/giống kháng trung bình (điểm 5) đối với rầy nâu. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU RẦY NÂU CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA NHẬP NỘI TỪ IRRI Nguyễn Huy Chung, Phan Thị Bích Thu, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Xuân Lượng TÓM TẮT Rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stål) là một trong những đối tượng dịch hại quan trọng ở Việt Nam. Để phòng từ rầy nâu thì biện pháp sử dụng giống chống chịu là biện pháp có hiệu quả, giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học. Để lai tạo, tuyển chọn được giống lúa chống chịu rầy nâu, việc đánh giá tính chống chịu rầy nâu của các dòng giống lúa đóng vai trò quan trọng. Kết quả đánh giá 92 dòng/giống lúa nhập nội từ IRRI cho thấy có 18 dòng/giống kháng cao (điểm 0-3), 42 dòng/giống kháng trung bình (điểm 5) đối với rầy nâu. Những dòng/giống này là nguồn vật liệu có thể sử dụng cho chọn tạo giống lúa chống chịu rầy nâu. Từ khóa: Rầy nâu, Nilaparvata lugens Stål, chống chịu rầy nâu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) là một trong những loại sâu hại nghiêm trọng nhất trên lúa (O. sativa L.) và gây ra thiệt hại lớn về năng suất. Bên cạnh những thiệt hại trực tiếp, rầy nâu còn là vector của một số bệnh virus nguy hiểm như bệnh lúa vàng lùn (RGSV) và bệnh lúa lùn xoắn lá (RRSV). Trong những năm gần đây, sự gây hại của rầy nâu đối với các nước trồng lúa ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Heong & Hardy (2009), trong 10 năm qua thì thiệt hại do rầy nâu gây ra ở Trung Quốc lớn nhất là năm 2006 (9,4 triệu ha) và 2007 (8,7 triệu ha) và có xu hướng ngày càng tăng. Tại Indonesia, diện tích lúa bị rầy nâu phá hại lại tăng đột biến năm 2005 với diện tích bị hại là . Ở Việt Nam, rầy nâu xuất hiện và gây hại ở tất cả các vùng trồng lúa. Năm 2010 diện tích lúa bị rầy nâu gây hại trên toàn quốc lên tới ha. Các tỉnh Nam bộ, rầy nâu gây hại trên diện tích 332,941 ha. Ở các tỉnh phía Bắc rầy nâu luôn là đối tượng nguy hiểm gây hại trực tiếp trên lúa và luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn tham gia truyền bệnh vi rút lùn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.