tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011-2015
Đề tài trình bày giai đoạn 2011-2015, sản xuất sắn phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu như hạn hán, sâu hại, dịch bệnh, thoái hóa giống đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sắn bình quân của cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống sắn cho sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã chọn tạo và phát triển được hai giống sắn mới HL-S10 và HL-S11, năng suất củ đạt từ 36-56 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng từ 30-40%, tỷ lệ tinh bột cao trên 26,2% phục vụ cho sản xuất sắn khu vực phía Nam. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG SẮN CHO CÁC TỈNH PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Nguyễn Hữu Hỷ1, Phạm Thị Nhạn1, Đinh Văn Cường1, Võ Văn Tuấn1, Tống Quốc Ân1, Nguyễn Thị Nhung1, Bạch Văn Long1, Nguyễn Bạch Mai2 1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc 2 Công ty cổ phẩn Lương thực – Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk. TÓM TẮT Cây sắn Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cây trồng hàng hóa và góp một phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Theo Tổng cục Thống kê năm 2015 thì diện tích trồng sắn của các vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên thuộc khu vực phía Nam đã tăng lên nhanh chóng đạt 350,5 ngàn ha và sản lượng đạt trên 7,2 triệu tấn. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ tinh bột thuận lợi nên giá sắn nguyên liệu tăng liên tục đã góp phần từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người trồng sắn. Giai đoạn 2011-2015, sản xuất sắn phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu như hạn hán, sâu hại, dịch bệnh, thoái hóa giống đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sắn bình quân của cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống sắn cho sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã chọn tạo và phát triển được hai giống sắn mới HL-S10 và HL-S11, năng suất củ đạt từ 36-56 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng từ 30-40%, tỷ lệ tinh bột cao trên 26,2% phục vụ cho sản xuất sắn khu vực phía Nam. Từ khóa: giống sắn HL-S11, giống sắn HL-S10, năng suất cao. I. ĐẶT VẤN ĐỀ cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Cây sắn Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cây trồng hàng hóa góp một phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2012 cho đến nay kim ngạch xuất khẩu sắn luôn duy trì ổn định trên 1 tỷ USD hàng năm; điều đó cho thấy sắn là mặt hàng nông sản tiềm năng trong thời gian tới. Diện tích sắn đã liên tục tăng từ ha (2000) lên ha (2014). Đạt được thành tựu gấp hơn 2 lần về diện tích trồng sắn đó là do tác động của nhiều yếu tố trong đó .
đang nạp các trang xem trước