tailieunhanh - Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế độ phì nhiêu của đất lúa Đồng bằng Sông Cửu Long

Báo cáo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”. Mục tiêu nhằm xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (bao gồm 4 nhóm đất). So sánh giữa các tính chất đất hiện tại với sự biến động các tính chất này trong 40 năm qua, pHKCl của các nhóm đất hiện đều ở mức thấp, đặc biệt là nhóm đất phèn. Hàm lượng OC trong đất phèn đặc biệt cao, sắt di động trong nhóm đất mặn cao, tổng cation bazơ trao đổi thấp là những yếu tố hạn chế của nhóm đất này. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH YẾU TỐ HẠN CHẾ ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Bùi Hải An, Trần Minh Tiến, Nguyễn Văn Bộ TÓM TẮT Báo cáo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”. Mục tiêu nhằm xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (bao gồm 4 nhóm đất). So sánh giữa các tính chất đất hiện tại với sự biến động các tính chất này trong 40 năm qua, pHKCl của các nhóm đất hiện đều ở mức thấp, đặc biệt là nhóm đất phèn. Hàm lượng OC trong đất phèn đặc biệt cao, sắt di động trong nhóm đất mặn cao, tổng cation bazơ trao đổi thấp là những yếu tố hạn chế của nhóm đất này. Từ phân tích mối tương quan giữa các tính chất đất và năng suất lúa cho thấy, các yếu tố lân tổng số ở đất phù sa; kali tổng số ở đất phèn; sunphat hòa tan, tổng muối tan và kali tổng số ở đất mặn là các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Các thí nghiệm với các yếu tố đa lượng cho thấy sự thiếu hụt đạm trong đất phù sa ĐBSCL. Từ khóa: Đất lúa, độ phì nhiêu, phân tích, tương quan, yếu tố hạn chế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cùng với đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là hai vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa. Tính chung cả hai vùng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68% và sản lượng chiếm trên 70% so với cả nước. Riêng ĐBSCL còn là nơi cung cấp trên 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. ĐBSCL có tổng diện tích tự nhiên km2 chiếm 12,25% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số toàn vùng có 17,5 triệu người, mật độ 431 người/km2 (Tổng cục Thống kê, 2012). Đất sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL có khoảng 2,60 triệu ha chiếm 65% tổng diện tích tự nhiên. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, chủ yếu trồng lúa (trên 90%). Hầu hết các loại đất vùng đồng bằng Việt Nam có tính chất lý, hóa học phù hợp với yêu cầu của canh tác lúa (Bùi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN