tailieunhanh - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán của 31 công ty chế biến thực phẩm niêm yết trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trần Mạnh Dũng Nguyễn Nam Tài Ngày nhận: 15/06/2018 Ngày nhận bản sửa: 25/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán của 31 công ty chế biến thực phẩm niêm yết trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và các kiểm định để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong mẫu. Kết quả chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), thời kỳ hoạt động (AGE) và cấu trúc tài sản (AS) có tác động cùng chiều với tỷ suất thanh toán. Ngược lại, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ có tác động ngược chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra nhằm tăng khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong tương lai. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, khả năng thanh toán, chế biến thực phẩm 1. Giới thiệu đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho vay hoặc nợ đối với doanh nghiệp. Vấn đề làm cho các chủ doanh nghiệp lo ngại trong quá trình hoạt Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 động kinh doanh đó là các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Do đó, doanh nghiệp cần duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì số lượng và các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN