tailieunhanh - Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bài viết tập trung vào các nội dung: Các yêu cầu về quản trị RRTD theo Basel II, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II, đánh giá và đưa ra những vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị RRTD theo Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam. | CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Tô Ngọc Hưng Phạm Quỳnh Trang Ngày nhận: 21/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 17/10/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018 Một trong những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là tình trạng rủi ro tín dụng (RRTD) dẫn đến nợ xấu bởi trình độ quản trị còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ. Vì vậy, để quản trị RRTD có hiệu quả cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Các nguyên tắc Basel về quản trị RRTD chính là nền tảng xây dựng mô hình quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã đề ra một lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM thông qua việc ban hành Công văn số 1601/NHNN- TTGSNH ngày 17/3/2014. Theo đó, lộ trình thực hiện Basel II được đưa ra từ năm 2015 đến 2018 với 10 NHTM được lựa chọn thí điểm. Dự kiến đến cuối năm 2018, 10 ngân hàng thí điểm sẽ hoàn thành triển khai Basel II, sau đó sẽ mở rộng áp dụng với các NHTM khác trong cả nước, đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất 12- 15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, các NHTM của Việt Nam cần thúc đẩy việc nghiên cứu và kịp thời áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết tập trung vào các nội dung: (i) Các yêu cầu về quản trị RRTD theo Basel II; (ii) Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II; (iii) Đánh giá và đưa ra những vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị RRTD theo Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, basel II © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 1 Tạp chí Khoa học & Đào .
đang nạp các trang xem trước