tailieunhanh - Phong cách học tri nhận thi pháp học tri nhận: Nơi giao cắt của ngôn ngữ học, nghiên cứu văn chương và khoa học tri nhận

Phong cách học tri nhận (PCHTN) (cũng gọi là thi pháp học tri nhận - TPHTN) là một lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách học phương Tây đương đại. PCHTN quan tâm nghiên cứu việc đọc hiểu văn chương và chỉ ra các cách thức xử lí ngôn ngữ và văn chương của người đọc trên cơ sở những hiểu biết về cơ chế tri nhận của người đọc cũng như các cấu trúc tri nhận của tác phẩm văn chương. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 2 (2019): 183-199 Vol. 16, No. 2 (2019): 183-199 Email: tapchikhoahoc@; Website: PHONG CÁCH HỌC TRI NHẬN/THI PHÁP HỌC TRI NHẬN: NƠI GIAO CẮT CỦA NGÔN NGỮ HỌC, NGHIÊN CỨU VĂN CHƯƠNG VÀ KHOA HỌC TRI NHẬN Nguyễn Thế Truyền Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Email: nguyenthetruyen2004@ Ngày nhận bài: 29-10-2018; ngày nhận bài sửa: 05-12-2018; ngày duyệt đăng: 27-02-2019 TÓM TẮT Phong cách học tri nhận (PCHTN) (cũng gọi là thi pháp học tri nhận - TPHTN) là một lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách học phương Tây đương đại. PCHTN quan tâm nghiên cứu việc đọc hiểu văn chương và chỉ ra các cách thức xử lí ngôn ngữ và văn chương của người đọc trên cơ sở những hiểu biết về cơ chế tri nhận của người đọc cũng như các cấu trúc tri nhận của tác phẩm văn chương. PCHTN giúp chúng ta hiểu văn chương và ngôn ngữ từ cách nhìn của khoa học tri nhận và cũng gián tiếp gợi ra các cách thức sáng tạo văn chương có hiệu quả. Từ khóa: phong cách học tri nhận, thi pháp học tri nhận, tác nhân kích thích, nguồn lực tri nhận, năng lực tri nhận, cấu trúc tri nhận. 1. Tổng quát về phong cách học tri nhận/ thi pháp học tri nhận . Định nghĩa Lĩnh vực nghiên cứu được đề cập trong bài hiện nay có hai tên gọi có thể dùng thay thế cho nhau. Về cơ bản, không có nhiều khác biệt ở nội hàm, song khi dùng tên gọi nào, nhà nghiên cứu có hàm ý nhấn mạnh hệ hình nghiên cứu, hoặc về ngôn ngữ học hoặc về thi pháp học. Trong bài viết này, chúng tôi dùng cách gọi tên sóng đôi như cách làm của nhóm tác giả NØrgaard, Busse & Montoro (2010, p. 7) nhằm phản ánh nội dung nghiên cứu bao quát của lĩnh vực này mà tên gọi PCHTN (cognitive stylistics), hay TPHTN (cognitive poetics), theo chúng tôi, không phản ánh hết. Tuy nhiên, do trọng tâm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN