tailieunhanh - Thủ pháp giấc mơ trong tiểu thuyết màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy
Màu rừng ruộng là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Đỗ Tiến Thụy. Tác phẩm được xuất bản năm 2006 và ngay lập tức gây tiếng vang trong đời sống văn học. Tác giả đã khéo léo vận dụng thành công rất nhiều thủ pháp nghệ thuật để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn độc giả. Tiêu biểu nhất phải kể đến thủ pháp giấc mơ. Nhờ đó, chúng ta có thể đi sâu vào vùng vô thức của nhân vật để giải mã những ẩn ức sâu kín rất đỗi con người và cũng thấm đẫm tính nhân văn. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 2 (2019): 61-71 Vol. 16, No. 2 (2019): 61-71 Email: tapchikhoahoc@; Website: THỦ PHÁP GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT MÀU RỪNG RUỘNG CỦA ĐỖ TIẾN THỤY Trần Văn Hải Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Email: tranvanhai438@ Ngày nhận bài: 14-12-2018; ngày nhận bài sửa: 25-01-2019; ngày duyệt đăng: 27-02-2019 TÓM TẮT Màu rừng ruộng là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Đỗ Tiến Thụy. Tác phẩm được xuất bản năm 2006 và ngay lập tức gây tiếng vang trong đời sống văn học. Tác giả đã khéo léo vận dụng thành công rất nhiều thủ pháp nghệ thuật để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn độc giả. Tiêu biểu nhất phải kể đến thủ pháp giấc mơ. Nhờ đó, chúng ta có thể đi sâu vào vùng vô thức của nhân vật để giải mã những ẩn ức sâu kín rất đỗi con người và cũng thấm đẫm tính nhân văn. Từ khóa: Đỗ Tiến Thụy, Màu rừng ruộng, thủ pháp, giấc mơ. 1. Mở đầu “Theo những nghiên cứu khoa học gần đây nhất, một người sáu mươi tuổi sống trong mộng mị ít nhất năm năm. Nếu thời gian ngủ chiếm mất một phần ba đời người thì khoảng 25% thì giờ ngủ trôi qua trong chiêm mộng. Như vậy, giấc mơ ban đêm chiếm một phần mười hai cuộc đời của đa số con người” (Jean Chevalier – Alain Gheerbrant, 2016, tr. 164). Giấc mơ/chiêm mộng là một phần quan trọng, hiển nhiên, quen thuộc trong đời sống của con người. Nó không xa lạ với con người thì chắc chắn cũng không xa lạ với thế giới nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Với lợi thế của mình, các tác phẩm văn học đã sử dụng giấc mơ như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để đi vào khám phá những vùng ẩn ức đầy sâu kín trong cõi vô thức của con người. Từ những biểu hiện vô thức của nhân vật, cả tác giả và độc giả sẽ có cơ hội thấu hiểu đời sống hữu thức trong hiện tại với ngổn ngang những nghĩ suy, những
đang nạp các trang xem trước